Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật
Bài 21.1 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Trong các bước làm tiêu bản quan sát cơ thể đơn bào, tại sao phải đặt sợi bông lên lam kính trước khi nhỏ giọt nước ao/hồ lên?
Lời giải:
Các nguyên sinh vật có trong nước (trùng roi, trùng giày,…) đều di chuyển khá nhanh và linh hoạt nên cần đặt sợi bông để tạo thành các ô nhỏ cố định vị trí hoạt động của chúng để việc quan sát thuận tiện hơn.
Bài 21.2 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Vẽ và chú thích trùng giàu, trùng roi.
Lời giải:
– Trùng giày
– Trùng roi:
Bài 21.3 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Hãy nêu ba đặc điểm chung của trùng giày, trùng roi.
Lời giải:
Ba đặc điểm chung của trùng giày và trùng roi là:
– Cơ thể có cấu tạo đơn bào
– Là sinh vật nhân thực
– Có khả năng di chuyển
Bài 21.4 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Một số loài thực vật có các biến dạng ở rễ, thân, lá giúp chúng thực hiện được chức năng phù hợp với điều kiện môi trường. Hãy lấy ví dụ về một số biến dạng ở thực vật mà em biết.
Lời giải:
* Biến dạng của lá:
– Lá biến thành tua cuốn: bầu, bí, mướp
– Lá biến thành gai: xương rồng
– Lá mọng nước: nha đam, sen đá
– Lá bắt mồi: cây gọng vó, cây nắp ấm
* Biến dạng của thân:
– Thân củ: khoai tây, su hào
– Thân rễ: gừng, riềng
* Biến dạng của rễ:
– Rễ củ: cà rốt, khoai lang, sắn
– Rễ thở: cây đước, cây bần
– Rễ móc: trầu không
– Rễ giác mút: cây tơ hồng, cây đa
Bài 21.5 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Vẽ và chú thích hệ tiêu hóa ở người.
Lời giải:
Bài 21.6 trang 75 sách bài tập KHTN 6: Khi thao tác trên các bộ phận của mô hình cơ thể người, để thuận tiện cho việc lắp mô hình về hình dạng ban đầu em cần chú ý điều gì?
Lời giải:
Những điều cần chú ý:
– Khi tháo mô hình: những bộ phận tháo trước để ở vị trí gần tay thao tác, những bộ phận tháo sau để theo thứ tự xa dần.
– Khi lắp mô hình: tiến hành lắp những bộ phận ở xa vào trước lần lượt cho đến hết.