Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 19: CƠ THỂ ĐƠN BÀO VÀ CƠ THỂ ĐA BÀO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Đặc điểm: Cơ thể đơn bào; Cơ thể đa bào.
– Sự khác biệt giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
– Cách sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
– NL tự học và tự chủ:
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
– NL giao tiếp và hợp tác:
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
– NL GQVĐ và sáng tạo:
+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
+ Biết đặt các câu hỏi khác nhau về các vấn đề trong bài học.
2.2 Năng lực KHTN
– Phân biệt được cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
– Sử dụng được kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
– Vẽ, mô tả được mẫu vật cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào đã quan sát.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.
– Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
– Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
– SGK.
– Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào).
– Video liên quan đến nội dung về các cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
– Kính hiển vi quang học.
– Bộ mẫu vật tế bào cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào cố định hoặc mẫu vật tươi (vi khuẩn lactic, nấm men…), lamen, lam kính, nước cất, que cấy….
– Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
– Trò chơi sử dụng câu hỏi liên quan đến bài, sử dụng các tương tác trực tuyến.
2. Đối với học sinh:
– Vở ghi chép, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
– Giúp học sinh xác định được vấn đề: Thế giới tự nhiên rất kì diệu, có những loài sinh vật với kích thước khổng lồ như cá voi xanh, chiều dài có thể lên tới 30m. Bênh cạnh đó, có những sinh vật vô cùng nhỏ bé, rất khó để có thể quan sát bằng mắt thường mà phải nhờ đến sự phóng đại của kính hiển vi như vi khuẩn Escherichia coli với kích thước chỉ khoảng 1 µm (Bằng khoảng 1/10.000 kích thước đầu một cái ghim giấy). Giải thích tại sao chúng có sự khác biệt về kích thước như vậy.
b. Nội dung:
– Chiếu video về vi khuẩn Escherichia coli. Chiếu video về cấu tạo cơ thể TV và ĐV.
– Yêu cầu mỗi học sinh dự đoán, phân tích, trình bày về sự khác nhau về kích thước, cấu tạo giữa các sinh vật trong video và nguyên nhân sự khác nhau về kích thước của chúng.
c. Sản phẩm:
– Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d. Tổ chức thực hiện:
– Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Xem video về vi khuẩn Escherichia coli và video về cấu tạo cơ thể TV và ĐV và yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau ra giấy:
Câu 1. Trong video trên, cơ thể nào có kích thước nhỏ và cơ thể nào có kích thước lớn?
Câu 2. Nguyên nhân sự khác nhau về kích thước của các cơ thể sinh vật trên là gì?
– Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Học sinh xem video và thực hiện viết câu trả lời ra giấy. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.
– Báo cáo kết quả (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo kết quả, thảo luận): GV gọi 1 HS bất kì trình bày báo cáo kết quả đã tìm được, viết trên giấy. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
– Kết luận, nhận định (giáo viên “chốt”): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 1. Cơ thể có kích thước nhỏ: vi khuẩn Escherichia coli và cơ thể có kích thước lớn: TV và ĐV.
Câu 2. Nguyên nhân sự khác nhau về kích thước của các cơ thể sinh vật trên: vi khuẩn Escherichia coli là cơ thể đơn bào; TV và ĐV là cơ thể đa bào.
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với 2 câu đáp án.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Vậy cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào là gì? Chúng có cấu tạo như thế nào?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ thể đơn bào
a. Mục tiêu:
– Giúp học sinh hiểu được khái niệm chung về cơ thể đơn bào. Lấy được ví dụ.
b. Nội dung:
– GV chiếu video về trùng roi. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
– GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát hình 25.1 SGK trang 109 và trả lời câu hỏi ra PHT nhóm.
c. Sản phẩm:
– Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
– Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 18: Thực hành quan sát tế bào
Giáo án Bài 19: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào
Giáo án Bài 20: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào
Giáo án Bài 21: Thực hành quan sát sinh vật
Giáo án Bài 22: Phân loại thế giới sống
Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,