Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn KHTN 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
– Phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
– NL tự học và tự chủ: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các lĩnh vực KHTN, các vật sống và vật không sống.
– NL giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các lĩnh vực KHTN, phân biệt được các vật sống và vật không sống.
– NL GQVĐ và sáng tạo: Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu, phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
2.2 Năng lực KHTN
– Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
– Phân biệt được các vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
3. Phẩm chất
– Chăm học: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, về các vật sống và vật không sống.
– Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
– GV chia lớp thành 4 nhóm HS
– Phiếu học tập (sản phẩm đính kèm).
– Đoạn video thí nghiệm sự nảy mầm của hạt đậu và nhu cầu nước của cây: https://www.youtube.com/watch?v=p0Mdop5Af6Q
– Một số tấm thẻ ảnh về ứng dụng liên quan đến những lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
2. Đối với học sinh:
Các nhóm HS chuẩn bị theo phân công:
– Từng nhóm HS tìm hiểu về tiểu sử, thành tựu của một trong các nhà khoa học: Isaac Newton, Ma – ri Quy – ri, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
b. Nội dung:
Học sinh thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi. Mỗi học sinh đưa ra một đáp án, người sau không trùng với người trước. GV sử dụng kĩ thuật công não, ghi các câu trả lời của học sinh lên phần bảng phụ.
Câu hỏi: Kể tên các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
c. Sản phẩm:
Đáp án: Một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là:
– Vật lí.
– Hoá học.
– Sinh học.
– Thiên văn học.
– Khoa học Trái Đất.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS trả lời cá nhân câu hỏi: Kể tên các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
– GV mời một HS làm thư ký ghi lại các đáp án mà các HS khác trả lời lên phần bảng phụ.
– GV sử dụng kĩ thuật công não, thu thập các câu trả lời của HS trong khoảng 1 phút.
– GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá các câu trả lời.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Giáo án Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
Giáo án Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học
Giáo án Bài 4: Đo chiều dài
Giáo án Bài 5: Đo khối lượng
Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,