Lí thuyết KHTN lớp 6 Bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm
I. Chuẩn bị
1. Thiết bị, dụng cụ
– Kính hiển vi có vật kính 10x và 40x
– Dao mổ
– Lam kính
– Giấy thấm
– Nước cất
– Găng tay
– Kính lúp
– Panh
– Kim mũi mác
– Lamen
– Ống nhỏ giọt
– Khẩu trang
– Kính mắt bảo vệ (nếu có)
2. Mẫu vật
– Một số mẫu vật đã bị mốc (bánh mì, mẩu gỗ, quả cam, bánh chưng hoặc cơm…)
– Một só loại nấm tươi (mộc nhĩ, nấm rơm, nấm linh chi, nấm sò…)ư
II. Cách tiến hành
1. Quan sát các loại nấm mốc mọc ở nhiều vật thể khác nhau
– Quan sát màu sắc và cấu trúc đám mốc trên các mẫu vật bằng mắt thường và kính lúp.
– Quan sát cấu tạo sợi nấm mốc bằng kính hiển vi theo các bước.
2. Quan sát một số loại nấm thường gặp
– Quan sát hình dạng của các mẫu nấm (đã chuẩn bị) bằng mắt thường và kính lúp hoặc tham khảo hình 33.3
– Quan sát các mẫu vật còn nguyên vẹn, sau đó dùng dao bổ dọc ở chính giữa thân và đối chiếu với hình 33.4 để tìm ra các bộ phận có trong mẫu vật đã chuẩn bị.
III. Thu hoạch
– Hoàn thành báo cáo theo mẫu
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 32: Nấm
Bài 34: Thực vật
Bài 35: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật
Bài 36: Động vật