Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 33. Thực hành: Quan sát các loại nấm
Bài 33.1 trang 53 sách bài tập KHTN 6: Viết tên các loại nấm em dùng làm mẫu vật trong buổi thực hành.
Lời giải:
Các loại nấm em dùng trong buổi thực hành là:
– Nấm hương
– Nấm thông
– Nấm mốc
Bài 33.2 trang 53 sách bài tập KHTN 6: Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về cấu tạo của nấm?
A. Phần sợi nấm là cơ quan sinh sản.
B. Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng.
C. Phần mũ nấm là cơ quan sinh dưỡng.
D. Phần mũ nấm vừa là cơ quan sinh sản vừa là cơ quan sinh dưỡng.
Lời giải:
Đáp án: B
Phần sợi nấm là cơ quan sinh dưỡng, phần mũ nấm là cơ quan sinh sản.
Bài 33.3 trang 54 sách bài tập KHTN 6: a) Nêu tên các thành phần cấu tạo của một nấm quả trong hình 33.1.
b) Vẽ hình một nấm quả em đã quan sát và chú thích các thành phần cấu tạo cso trong mẫu vật đó.
Lời giải:
a)
(1) mũ nấm (5) cuống nấm
(2) vảy nấm (6) bao gốc
(3) phiến nấm (7) sợi nấm
(4) cổ nấm
b) Hình ảnh nấm hương:
Bài 33.4 trang 54 sách bài tập KHTN 6: Trong quá trình lấy nấm mốc ra khỏi mẫu vật để quan sát, em cấn sử dụng những dụng cụ gì để bảo đảm an toàn sức khỏe? Giải thích lí do của việc sử dụng các dụng cụ đó.
Lời giải:
– Khi lấy nấm mốc cần sử dụng găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt.
– Vì bào tử nấm mốc rất nhỏ, dễ phát tán trong không khí, nếu hít phải sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Bài 33.5 trang 54 sách bài tập KHTN 6: Trong cuộc sống có thể bắt gặp rất nhiều các loại thực phẩm bị mốc lại có màu sắc khác nhau. Dựa vào kiến thức của mình, em hãy giải thích vì sao các loại thực phẩm đó bị mốc và màu sắc đám mốc ở mỗi loại thực phẩm lại khác nhau.
Lời giải:
– Các loại thực phẩm bị mốc là do bào tử nấm trong không khí rơi vào thực phẩm, khi gặp các điều kiện thuận lợi chúng phát triển thành các đám nấm mốc.
– Màu sắc các đám mốc khác nhau ở các loại thực phẩm do loại nấm và nguồn dinh dưỡng khác nhau.