Tác giả tác phẩm: Cõi lá – Ngữ văn 11
I. Tác giả Đỗ Phấn
– Tên: Đỗ Phấn
– Năm sinh: 1956
– Quê quán: Hà Nội
– Ông viết văn từ thời còn phổ thông, lớn lên theo học hội họa. Đã xuất bản 11 tiểu thuyết, 4 truyện ngắn, 12 tản văn.
– Hà Nội là đề tài lớn trong sáng tác của ông.
II. Tìm hiểu tác phẩm Cõi lá
1. Thể loại: tản văn.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Cõi lá được in trong Hà Nội thì không có tuyết, NXB Trẻ, năm 2013).
– Năm xuất bản: Tháng 3/2008.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Cõi lá có phương thức biểu đạt là biểu cảm
4. Bố cục bài Cõi lá
Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “xôn xao lá cành”: Dấu hiệu thiên nhiên và sự bất ngờ của tác giả khi thời tiết giao mùa.
+ Phần 2: Tiếp đến “tự nhận rằng mình như thế”: Sự thay đổi của thiên nhiên và lòng người khi thời tiết giao mùa.
5. Tóm tắt bài Cõi lá
Đỗ Phấn đã vẽ nên một Hà Nội thơ mộng, yên bình và dịu dàng, một Hà Nội không chỉ đẹp bởi những công trình kiến trúc văn hóa, mà còn bởi những giá trị văn hóa và tinh thần mà con người Hà Nội mang trong mình. Ông đã khắc họa nên những nét đẹp trong cuộc sống đời thường của người dân Hà Nội, những nét đẹp không lấn át, không xa hoa nhưng lại vô cùng đáng quý và đáng trân trọng. Trong tác phẩm Cõi Lá, Đỗ Phấn đã vẽ lên bức tranh Hà Nội với những câu chuyện đời thường, những hình ảnh giản dị của cuộc sống, nhưng lại ẩn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc, những giá trị nhân văn mà ai ai cũng đều cảm nhận được. Hà Nội của Đỗ Phấn là một thành phố tuyệt vời, là nơi đầy những giá trị văn hóa, lịch sử và tinh thần, là nơi mà ai ai cũng có thể tìm thấy những giá trị vĩnh cửu và những kỷ niệm đáng trân trọng.
6. Giá trị nội dung
– Văn bản nói về vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên Hà Nội khi thời tiết giao mùa. Tác giả khắc họa vẻ đẹp của mùa xuân nơi mảnh đất Thủ đô, thật thơ mộng, thật dịu dàng, khiến cho bao trái tim bạn đọc phải xao xuyến về Hà Nội.
7. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo cùng những màu sắc khác lạ qua việc khắc họa hình ảnh đời sống sinh hoạt của người dân Thủ đô.
– Sử dụng ngôn ngữ thơ mộng, dịu dàng khiến cho văn bản trở nên thu hút, dễ đi vào lòng người đọc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Cõi lá
1. Dấu hiệu thiên nhiên và sự bất ngờ của tác giả khi thời tiết giao mùa
– Dấu hiệu thiên nhiên: Khung cảnh mùa xuân hiện lên tươi đẹp, ấm áp:
+ Bẽ bàng mùa xuân đến muộn.
+ Cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè.
– Động từ “Òa thức”: sự đột ngột, bất ngờ
= > Tác giả khéo léo sử dụng động từ gợi ra khung cảnh con người và thiên nhiên tỉnh dậy sau những ngày đông giá rét, chào đón một mùa xuân thật vui tươi và ấm áp.
= > Thể hiện sự ngạc nhiên thú vị khi tác giả bất ngờ nhận ra sự thay đổi của thiên nhiên lúc giao mùa.
2. Sự thay đổi của thiên nhiên và lòng người khi thời tiết giao mùa
* Sự thay đổi của thiên nhiên:
– Chín cây bồ đề làm thành một khoảng trời trong veo màu thạch lựu.
– Những chiếc lá non đu đưa trong gió.
– […] chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng.
= > Khung cảnh thiên nhiên ngọt ngào, ấm áp và tươi vui.
* Sự thay đổi của lòng người:
– Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây…
– Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội, mà hỗn hào…
=> Không khí trong lành, cảnh vật vui tươi, con người rạng rỡ vui tươi “Hà Nội ơi! Hà Nội thật đẹp biết bao, làm cho ai đi xa cũng phải nhớ về”:
– Trong khoảnh khắc tiết trời dịu ngọt ấy, tác giả nhớ về người em gái đi xa:
+ Cô em gái của tôi sống xa Tổ Quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy […]”.
= > Từng chiếc lá, từng hàng cây – chúng cứ mãi ở đấy, đến mùa thì lại thay lá, những khoảnh khắc ấy tuy đơn sơ, nhưng lại khiến cho bao người con Hà Nội nơi xa quê phải nhớ về.
= > Tác giả – người con nặng tình với mảnh đất Hà Nội. Với bao tình cảm yêu thương và gắn bó, ông đã giữ gìn để rồi viết nên từng trang giấy. “Cõi lá” đã thể hiện rất rõ tình cảm của tác giả dành cho Hà Nội, đồng thời cũng để lại cho độc giả biết bao cảm xúc và niềm xao xuyến về một mảnh đất để thương để nhớ.