Tác giả tác phẩm: Trưởng giả học làm sang – Ngữ văn 8
I. Tác giả Mô-li-e
– Mô-li-e (1622 – 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin.
– Molière sinh ở Paris, gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 tuổi, Mô-li-e mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin.
– Poquelin thông thạo tiếng Latinh và đã dịch tác phẩm “Về bản chất sự vật” của thi hào Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Vào năm 1639, ông học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orlean. Bố của Poquelin thường nhắc con theo con đường của ông – nối nghiệp chức vị trong cung đình. Tuy nhiên ông không theo ý cha, nhường công việc này cho em trai và chọn nghề diễn viên.
– Vào năm 1643, ông thành lập đoàn kịch Illustre Théâtre và lấy nghệ danh Molière từ đây. Sau một số thất bại do mắc nợ nhiều, đoàn kịch phải giải thể, Molière bị bỏ vào tù.
– Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu
– Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”
– Đến năm 1672 – 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”.
II. Tìm hiểu tác phẩm Trưởng giả học làm sang
1. Thể loại
Trưởng giả học làm sang thuộc thể loại hài kịch
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Trưởng giả học làm sang trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Trưởng giả học làm sang có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Tóm tắt văn bản Trưởng giả học làm sang
Lão Giuốc – Đanh là một tên cục mịch, quê kệch, khuôn mặt xấu xí, tính cách ngờ nghệch, dốt nát… Nhà lão nhờ buôn dạ nên trở nên giàu có. Chính vì vậy, lão muốn học đòi làm sang, muốn trở thành quý tộc nên đã bị không ít kẻ lợi dụng. Để có thể viết thư tình gửi cho một bà địa quý tộc mà lão phải lòng, lão đã mời rất nhiều thầy triết để học tiếng La – tinh, học lô –gic, luận lý, cả cách viết chính tả, cách phát âm… Sau đó, lão Giuốc – đanh muốn may cho mình một bộ lễ phục đẹp nhất triều đình. Và tên phó may cùng với bốn thợ phụ đã kéo đến để mặc thử lễ phục cho lão. Chúng biết được sự “ham” sang của lão nên đã không tiếc lời tâng bốc nào là “ông lớn”, “cụ lớn” rồi đến “đức ông” khiến lão vô cùng vui sướng. Sự ngờ nghệch đó đã khiến lão phải bị mất đi bao nhiêu tiền cho bọn nịnh hót, săn đón mình.
5. Bố cục văn bản Trưởng giả học làm sang
Bố cục văn bản gồm 2 phần:
– Phần 1: Lớp V – hồi hai: Ông Giuốc-đanh và những tên thợ may.
– Phần 2: Lớp I, II – hồi ba: Ông Giuốc-đanh và những tên hầu.
6. Giá trị nội dung
Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho độc giả.
7. Giá trị nghệ thuật
Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Trưởng giả học làm sang
1. Ông Giuốc-đanh và phó may
– Tại phòng khách nhà ông Giuốc-đanh bác phó may mang bộ lễ phục đến
– Có 4 nhân vật: ông Giuốc-đanh, bác phó may, tay thợ phụ, gia nhân của giuốc đanh.
– Đối thoại chính: ông Giuốc-đanh và phó may.
– Chuyện xoay bộ trang phục mới của ông Giuốc – đanh (bộ lễ phục, đôi bít tất, giày, bộ tóc giả và lông đính mũ…), chủ yếu là bộ lễ phục.
– Chiếc áo ngược hoa. Có thể do sơ xuất cũng có thể là cố tình mà phó may đã may chiếc áo hoa ngược khiến Giuốc – đanh thành trò cười.
– Ông Giuốc-đanh chưa phải mất hết tỉnh táo, vẫn nhận ra chiếc áo ngược hoa.
– Phó may vụng chèo khéo chống bịa ra lí lẽ thuyết phục khiến ông Giuốc-đanh hài lòng.
– Giuốc đanh phát hiện phó may ăn bớt vải. Phó may lảng sang chuyện khác → nhắc Giuốc đanh mặc thử áo, đánh vào tâm lí.
=> Đoạn kịch có kịch tính cao Phó may đang ở thế bị động sang chủ động, tiếp đến ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may ăn bớt vải chuyển sang chủ động
→ phó may chống trả yếu ớt. Nhưng ông ta đã đảo ngược tình huống bằng một nước cờ cao tay đánh vào tâm lí trưởng giả học làm sang của ông Giuốc- đanh.
=> Ông Giuốc đanh dốt nát dễ bị mắc lừa mà vẫn tưởng mình “sang”.
2. Ông Giuốc-đanh và tốp thợ phụ
– Tác giả chuyển cảnh hết sức tự nhiên và khéo léo bằng việc ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong là được tốp thợ phụ tôn xưng → khiến ông ta tưởng mặc lễ phục vào là thành quý phái.
– Chúng nắm được điểm yếu để nịnh hót, tâng bốc → moi tiền.
– Phép tăng tiến trong lời tâng bốc
→ Sự học đòi làm sang càng ngày càng mãnh liệt (sẵn sàng cho hết tiền để được sang hão )
=> Ông Giuốc- đanh, thích học đòi, mua danh hão mâu thuẫn với sự dốt nát, bị người khác lợi dụng, kiếm chác => Cười hình ảnh Giuốc-đanh mặc lễ phục thật hài trên sân khấu.
3. Ông Giuốc-đanh, Ni-côn và những tên hầu
– Lời thoại của Ni-côn: Hí, hí, hí, hí! Hí, hí, hí, hí, hí! Hi, hi, hi… Trông ông ăn mặc đến hay.
=> Lời thoại của Ni-côn chủ yếu là tiếng cười bởi vì: Lão Giuốc-đanh trọc phú dốt nát chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và chú thợ phụ lợi dụng để kiếm chác. Lão đã khiến Ni- côn bật cười khi thấy lão tin rằng phải mặc áo ngược hoa thì mới là quý phái và cứ moi mãi tiền ra thưởng cho tay thợ phụ để mua lấy mấy cái tên gọi hão huyền.
– Lời đề nghị của Ni-côn: Thôi, thưa ông, thà là ông cứ đánh con đi nhưng để cho con được cười bằng thích, còn hơn. Hí, hí, hí, hí, hí!
=> Trong mắt những tên hầu, ông Giuốc-đanh chẳng khác nào một chú hề, kệch cỡm, lố bịch. Ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, bị lừa mị, lợi dụng để những tên thợ may, phó may để kiếm chác.
Xem thêm các bài tìm hiểu Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Vịnh cây vông
Tác giả – tác phẩm: Trưởng giả học làm sang
Tác giả – tác phẩm: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
Tác giả – tác phẩm: Chùm ca dao trào phúng
Tác giả – tác phẩm: Giá không có ruồi