Tác giả tác phẩm: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu – Ngữ văn 8
I. Tác giả Vũ Nho
– Vũ Nho, sinh năm 1948
– Quê: Ninh Bình
– Nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
II. Tìm hiểu tác phẩm Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
1. Thể loại: Văn bản nghị luận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu được trích Đi giữa miền thơ của NXB Văn học, năm 1999.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu có phương thức biểu đạt là nghị luận
4. Tóm tắt văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Đến lượt Hữu Thỉnh, ông lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. Mùa thu đến với Hữu Thỉnh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Hai khổ thơ đầu của bài Sang thu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, tỏa hương. Thiên nhiên trong Sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mức. Con người cũng thế.
5. Bố cục bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “chúng ta sẽ nói lời:” Hình như Thu đã về” – Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.
+ Phần 2: Tiếp đến “ở hai khổ thơ trên” – Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.
+ Phần 3: Còn lại – Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu.
6. Giá trị nội dung
– Văn bản là lời cảm nhận sâu sắc của tác giả Vũ Nho đối với thiên nhiên và hồn người trong bài thơ Sang Thu. – Hữu Thỉnh.
7. Giá trị nghệ thuật
-Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
– Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng
– Luận đề: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu.
– Luận điểm 1: Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.
+ Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại.
+ Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”.
+ Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”.
– Luận điểm 2: Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3.
+ Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.
+ Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi.
2. Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan
– Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết là:
+ Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo.
– Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết là:
Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.