Tác giả tác phẩm: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Ngữ văn 8
I. Tác giả Mô-li-e
– Mô-li-e (1622 – 1673) tên khai sinh là Jean-Baptiste Poquelin
– Quê quán: Nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông được biết đến với vai trò là nhà thơ, nhà viết kịch, người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển và ông là một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu
+ Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên là “Gàn dở”
+ Đến năm 1672 – 1673 ông viết vở kịch cuối cùng là “Bệnh giả tưởng”
II. Tìm hiểu tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
1. Thể loại: Hài kịch
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục trích trong vở kịch 5 hồi Trưởng giả học làm sang và là lớp kịch kết thúc hồi II.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục có phương thức biểu đạt là tự sự.
4. Bố cục bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục
Gồm: 2 phần
– Phần 1: Từ đầu → các nhà quý phái: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó may trước khi mặc lễ phục.
– Phần 2: Còn lại: Cuộc đối thoại của ông Giuốc- đanh và những tay thợ phụ sau khi mặc lễ phục.
5. Tóm tắt bài Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục
– Ông Giuốc-đanh là nhân vật chính của hài kịch, tuổi ngoài bốn mươi, con một nhà buôn giàu có nhưng dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang. Ông có ý định may bộ quần áo sang trọng để khẳng định vị trí xã hội thượng lưu của mình. Nhưng vì thiếu hiểu biết, dốt nát nên ông trở thành nạn nhân của thói học đòi: bị ăn bớt vải, bộ lễ phục bị may hỏng. Sau đó, ông Giuốc-đanh được bốn thợ phụ ra giúp thử đồ, nịnh hót với đủ kiểu xưng hô “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”… và được ông Giuốc-đanh thưởng cho rất nhiều tiền.
6. Giá trị nội dung
– Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả.
7. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
1. Ông Giuốc-đanh trước khi mặc lễ phục
– Thái độ: Sắp phát khùng vì:
+ Bộ lễ phục mang đến chậm, không phải màu đen, may hoa ngược.
+ Đôi bít tất: chật đến nỗi đã đứt 2 mắt.
+ Đôi giày: cũng chật khiến chân đau ghê gớm.
– Về sau: bác phó may “vụng chèo khéo chống” nên ông ưng thuận ngay.
→ Giuốc-đanh thích ăn diện, muốn có vẻ bề ngoài sang trọng nhưng lại ngu dốt không có chút kiến thức nào về ăn mặc.
2. Ông Giuốc-đanh sau khi mặc lễ phục
– Tay thợ phụ tôn xưng Giuốc-đanh: ông lớn → cụ lớn → đức ông ⇒ mục đích moi tiền.
– Ông Giuốc-đanh: Yêu cầu nhắc lại, sung sướng, cười lớn, liên tục thưởng tiền.
→ kẻ háo danh, ưa nịnh
⇒Thể hiện sự lố lăng, quê kệch, ngu dốt – con rối, trò cười cho mọi người.
⇒ Tác giả phê phán những người dốt nát muốn học đòi làm sang.