Tác giả tác phẩm: Người mẹ vườn cau – Ngữ văn 8
I. Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
– Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976
– Quê quán: Cà Mau
– Sáng tác thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết, …
– Văn của Nguyễn Ngọc Tư trong sáng, mộc mạc, thể hiện một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
– Tác phẩm tiêu biểu: Cánh đồng bất tận, Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020), …
II. Tìm hiểu tác phẩm Người mẹ vườn cau
1. Thể loại
Người mẹ vườn cau thuộc thể loại truyện ngắn.
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
Trích trong “Xa xóm Mũi”, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Người mẹ vườn cau có phương thức biểu đạt là Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
4. Người kể chuyện
Văn bản Người mẹ vườn cau được kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi.
5. Tóm tắt văn bản Người mẹ vườn cau
Người mẹ vườn cau của tác giả Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu bối cảnh bằng nhân vật “tôi” được cô giáo giao cho bài văn về mẹ. Với đề bài như vậy, nhưng nhân vật tôi lại không biết phải làm như thế nào. Sau đó là những chuỗi hồi tưởng về kỉ niệm hồi nhỏ, kỉ niệm cùng người bà. Các hình ảnh về con đường về nhà bà, ngôi nhà, ngoại hình của bà, khung cảnh bữa cơm giỗ chú, được bà dắt đi dạo trong vườn hoa quả. Một loạt hồi tưởng như vậy, nhân vật quay lại thực tại với bài văn điểm kém của mình, tuy vậy nhân vật không hề buồn mà vẫn vui vẻ.
6. Bố cục bài Người mẹ vườn cau
Người mẹ vườn cau có bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ngủ với bà nghe ba): Hoàn cảnh của người mẹ vườn cau.
+ Phần 2 (Tiếp đến ba tôi chuyển công tác lên tỉnh): Tình cảm của người mje vườn cau.
+ Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa, giá trị, công lao của mẹ.
7. Giá trị nội dung
Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội – một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.
8. Giá trị nghệ thuật
– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam Bộ.
– Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.
– Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Người mẹ vườn cau
1. Nguyên nhân dẫn đến câu chuyện “Người mẹ vườn cau”
– Cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên “tôi” không biết viết như nào.
– Nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có nhiều bà nội, trong đó, ba có một “người mẹ vườn cau”.
→ Cách dẫn dắt gần gũi.
2. Những kỉ niệm thời nhỏ tại quê của “Người mẹ vườn cau”
* Khung cảnh:
– Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp. Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu.
* Hình ảnh “nội vườn cau”:
– Là một bà mẹ anh hùng.
– Làm nghề bán ve chai, đưa thư, măng thức ăn, tin tức,…
– Dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo.
– Mái tóc trắng phau phau.
* Những kỉ niệm:
– Hôm ấy là giỗ chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản những vẫn rất ngon và ấm áp.
– Khi trời tạnh mưa, mọi người ào ào kéo đến làm nhân vât “tôi” phải thắc mắc rằng tại sao bà lại có nhiều con như thế.
– Các chú cùng bố nhậu một bữa nhưng vẫn phải xin phép bà. Mọi người vui vẻ nói chuyện ngày xưa.
– “Tôi” được Nội dẫn ra vườn cau và vườn hoa quả trĩu trái.
– Đêm hôm ấy được bà mắc mùng cho tôi ngủ và được nghe những câu chuyện bà kể khi khó ngủ.
3. Trở về thực tại và bài làm văn điểm kém
– Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố.
– Mẹ nhắc chuyện lâu chưa về thăm nội nhưng bố không lo. Chỉ khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại “Người mẹ vườn cau”.
– Đó là những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn với mẹ của “tôi” thì chỉ “Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc”.
– Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” cũng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.
Video bài giảng Văn 8 Người mẹ vườn cau – Cánh diều