Tác giả tác phẩm: Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI – Ngữ văn 8
I. Tác giả Chương Thâu
– Chương Thâu, sinh năm 1935
– Quê: Nghệ An
– Nhà nghiên cứu văn học, lịch sử.
II. Tìm hiểu tác phẩm Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
1. Thể loại: Văn bản nghị luận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI được in trong Báo Văn nghệ, số Tết, năm 2002.
3. Phương thức biểu đạt
Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu có phương thức biểu đạt là nghị luận
4. Tóm tắt văn bản Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
Vài năm lại đây, ở phương Tây xuất hiện một trào lưu sống mới gọi là sống đơn giản: mọi người tự nguyện đơn giản hóa cuộc sống của mình. Sống đơn giản không đồng nghĩa với sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau một quá trình nghiên cứu kĩ lưỡng: một cuộc sống hòa đồng với thiên nhiên, tìm kiếm sự cân bằng; một cuộc sống hồn nhiên, vô tư, không lo lắng… Sống đơn giản giúp chúng ta biết kiềm chế lòng tham, cân nhắc kĩ lưỡng các nhu cầu của bản thân để có được cuộc sống hài hòa, giàu ý nghĩa. Việc xây dựng cho mình một cuộc sống đơn giản – một cuộc sống nhàn nhã theo đúng nghĩa: nhàn tâm, làm việc có khoa học, biết dừng lại ở mức đủ, biết mình biết người, có thái độ ứng xử đúng đắn, văn hóa – là việc làm có ích cho mỗi người.
5. Bố cục bài Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
Gồm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến “của thế kỉ XXI”): giới thiệu về trào lưu sống đơn giản
– Phần 2 (tiếp đến “Hồ Chí Minh…”): bàn luận về trào lưu sống đơn giản
– Phần 3 (còn lại): nhận xét về lối sống đơn giản.
6. Giá trị nội dung
– Văn bản bàn về lối sống đơn giản và lợi ích mà lối sống đơn giản đem đến cho con người.
7. Giá trị nghệ thuật
– Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
– Lựa lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng
– Luận đề: Lối sống đơn giản
– Luận điểm 1: Sống đơn giản là gì?
+ Sống đơn giản không đồng nghĩa với sống khổ hạnh và nghèo đói, mà là cuộc sống được lựa chọn sau quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng.
– Luận điểm 2: Lợi ích của việc sống đơn giản.
+ Giúp chúng ta kiềm chế lòng tham, cân nhắc kỹ lưỡng các yêu cầu của bản thân.
Một căn nhà rộng rãi sẽ đem lại sự dễ chịu cho người ở….
Biến mình trở thành một con người nhàn nhã, bình yên và không hao phí thời gian vào những việc vô bổ.
Lối sống này được ông cha ta coi trọng từ thời xa xưa.
2. Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan.
– Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết trong đoạn thứ tư của văn bản là:
“Có thể kể ra ở đây có rất nhiều danh nhân của đất Việt đã từng có cuộc sống như vậy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Chí Minh…”
– Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của văn bản là:
Dựa vào nguyên tắc của cuộc sống đơn giản, tiêu chuẩn tối thiểu của cuộc sống này là: đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, ở, đi lại.