Tóm tắt Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu ngắn nhất
Tóm tắt Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu – Mẫu 1
Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi… đều có những câu thơ, bài thơ viết về mùa thu tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. Mùa thu đến với Hữu Thỉnh đột ngột, bất ngờ và không hẹn trước. Hai khổ thơ đầu của bài Sang thu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, tỏa hương. Thiên nhiên trong Sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mức. Con người cũng thế.
Tóm tắt Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu – Mẫu 2
Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu ấn của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Đến lượt Hữu Thỉnh, ông lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. Mùa thu đến với Hữu Thỉnh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. Hai khổ thơ đầu của bài Sang thu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, tỏa hương. Thiên nhiên trong Sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mức. Con người cũng thế.
Tóm tắt Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu – Mẫu 3
Mùa thu đến với Hữu Thỉnh đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. Hữu Thỉnh làm cho mùa thu thêm nhiều hương sắc mới, nhưng không phải là trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển mà bắt đầu với hương ổi thơm náo nức. Hai khổ thơ đầu của bài Sang thu rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, tỏa hương. Đúng là thiên nhiên trong Sang thu chủ yếu là lắng lại, chủ yếu là chừng mực, đúng mức. Con người cũng thế. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.
Bố cục Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Gồm 3 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “chúng ta sẽ nói lời:” Hình như Thu đã về” – Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.
+ Phần 2: Tiếp đến “ở hai khổ thơ trên” – Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.
+ Phần 3: Còn lại – Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu.
Giọng đọc Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
To, rõ ràng, nhấn mạnh thông tin chính
Nội dung chính Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Văn bản là lời cảm nhận sâu sắc của tác giả Vũ Nho đối với thiên nhiên và hồn người trong bài thơ Sang Thu. – Hữu Thỉnh.
Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Bài ca Côn Sơn
Tóm tắt Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Tóm tắt Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
Tóm tắt Vắt cổ chày ra nước
Tóm tắt May không đi giày
Tóm tắt Khoe của