Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng ngắn nhất
Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Mẫu 1
Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, đối tượng miêu tả của nó là sự bất toàn của con người, cuộc sống. Một số giọng điệu cơ bản cảu tiếng cười trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích… Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc. Mỉa mai – châm biếm là cách rạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,… Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả.
Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Mẫu 2
Văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng đã đề cập đến một số giọng điệu cơ bản của tiếng cười như: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích,…Tiếng cười trong thơ trào phúng rất cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn.
Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Mẫu 3
Một số giọng điệu cơ bản cảu tiếng cười trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích… Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá các khuôn khổ quen thuộc. Mỉa mai – châm biếm là một thủ pháp tạo nên tiếng cười bằng cách khẳng định một cách có vẻ như nghiêm túc, có lí những điều vô lí, không thể chấp nhận. Đả kích thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm của tác giả.
Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng – Mẫu 4
Những ý chính của văn bản:
– Thơ trào phúng là một bộ phận sáng tác văn học đặc thù, đối tượng miêu tả của nó là sự bất toàn của con người, cuộc sống.
– Một số giọng điệu cơ bản cảu tiếng cười trong thơ trào phúng: hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích…
+ Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.
+ Mỉa mai – châm biếm là cách rạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gic, đảo lộn trật tự thông thường, tạo nên tiếng cười phê phán, thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…
+ Đả kích là một cấp độ khác của tiếng cười trào phúng, thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, thể hiện quan niệm nhân sinh, đạo đức của tác giả
Bố cục Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
3 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến “hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích…”): Giới thiệu về thơ trào phúng và một số giọng điệu cơ bản
– Phần 2 (tiếp đến “sự tiếp nhận của độc giả”): Chi tiết về các giọng điệu cơ bản
– Phần 3 (còn lại): Khái quát về tiếng cười trong thơ trào phúng
Giọng đọc Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
To, rõ ràng, nhấn mạnh thông tin chính
Nội dung chính Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Văn bản giới thiệu những giọng điệu cơ bản của tiếng cười trong thơ trào phúng, giúp người đọc hiểu rõ được một bộ phận sáng tác văn học đặc thù.
Xem thêm các bài tóm tắt tác phẩm Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tóm tắt Nam quốc sơn hà
Tóm tắt Chiếu dời đô
Tóm tắt Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Tóm tắt Trưởng giả học làm sang
Tóm tắt Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
Tóm tắt Giá không có ruồi