Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ “rượi buồn” (buồn rượi) trong bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư và sự phù hợp của từ đó đối với yêu cầu diễn tả tâm trạng của tác giả so với một số từ đồng nghĩa.
Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 1)
Trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư, sự phù hợp trong việc sử dụng các từ ngữ nhằm bộc lộ được tâm tư, tình cảm của chủ thể trữ tình là rất cần thiết. Như trong câu thơ “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng”, sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) mang ý nghĩa chỉ nỗi buồn, đầy ủ rũ với mức độ cao. Nếu thay từ “rượi buồn” thành các từ đồng nghĩa như “âu sầu”, “rầu rĩ” hay “buồn bã”, nó sẽ không lột tả rõ được tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi nghĩ về người mẹ của mình.
Sắc thái nghĩa của từ rượi buồn trong Nắng mới (mẫu 2)
Rượi buồn là tính từ miêu tả trạng thái buồn và lộ vẻ ủ rũ. Trong bài thơ Nắng mới, tác giả giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng nó nhằm bộc bạch trạng thái, cảm xúc buồn bã của mình khi nhớ về quá khứ. Đó là quá khứ khi tác giả còn nhỏ, có mẹ, còn được vô tư, chưa phải vướng víu bận suy nghĩ về điều gì. Từ “rượi buồn” khơi dậy trong lòng bạn đọc những cảm xúc buồn man mác, những nỗi thớ về quá khứ xưa, về người mẹ của mình.