Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 56 Tập 1 hay nhất
1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận
– Luận đề: là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.
– Luận điểm: là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.
Trong văn bản nghị luận, luận đề được thể hiện bằng luận điểm và làm sáng tỏ bằng lí lẽ, dẫn chứng.
2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận
– Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.
– Ý kiến đánh giá chủ quan: là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được các bằng chứng khách quan.
– Có thể phân biệt hai khái niệm này dựa vào bảng sau:
Bằng chứng khách quan |
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết |
Là các thông tin khách quan như: số liệu, thời gian, nơi chốn, con người và sự kiện… |
Là các ý kiến chủ quan như: quan điểm cá nhân về một vấn đề đang tranh cãi, dự đoán về tương lai, đánh giá chủ quan về sự việc, hiện tượng; có thể có được diễn đạt bằng các cụm từ như: tôi cho rằng, tôi thấy… hoặc các tính từ thể hiện sự đánh giá chủ quan. |
Dựa trên những thí nghiệm, nghiên cứu, có nguồn đáng tin cậy, có thể xác định đúng, sai dựa vào thực tế. |
Dựa trên cảm nhận, cách nhìn, diễn giải của cá nhân; không có cơ sở để kiểm chứng. |
3. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt
– Một số yếu tố Hán Việt thông dụng dưới đây có thể kết hợp với nhau, hoặc kết hợp với các yếu tố khác để tạo thành từ Hán Việt:
+ Chinh (đánh dẹp, đi xa): chinh phục, chinh phụ…
+ Lạm (quá mức): lạm phát, lạm dụng…
+ Tuyệt (dứt, hết…): tuyệt bút, tuyệt nhiên…
+ Vô (không, không có): vô bổ, vô tận…
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Ôn tập trang 54
Tri thức ngữ văn trang 56
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Bài ca Côn Sơn