Soạn bài Qua Đèo Ngang hay nhất
Nội dung chính: Bài thơ thể hiện hể hiện tâm trạng cô đơn và nỗi hoài cổ của tác giả trước cảnh vật nơi đèo Ngang. Qua đó còn thể hiện được sự yêu mến non sông đất nước của tác giả. Cảnh vật trên đèo của tác giả mô tả vô cùng tiêu điều và hoang sơ. Qua đó cũng nói lên nỗi buồn cô đơn của nhà thơ.
1. Đề tài, thể thơ và bố cục bài thơ
– Đề tài: Thiên nhiên và quê hương đất nước
– Thể thơ: Thất ngôn bát cú
– Bố cục:
+ Phần 1 (hai câu đề): Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang
+ Phần 2 (hai câu thực): Cuộc sống của con người ở Đèo Ngang
+ Phần 3 (hai câu luận): Tâm trạng của tác giả
+ Phần 4 (hai câu kết): Nỗi cô đơn đến tột cùng của tác giả
2. Các yếu tố thời gian, không gian, âm thanh, sự vật được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên
– Thời gian: bóng xế tà (buổi chiều tà)
– Không gian: Đèo Ngang
– Âm thanh: con quốc quốc, cái gia gia
– Sự vật: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa, chú tiều, chợ bên sông, con quốc quốc, cái gia gia, trời, non, nước.
3. Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ
– Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ.
– Tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la, rộng lớn.
4. Tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ đảo ngữ
– Từ tượng hình: lom khom, lác đác
– Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia
=> Tác dụng:
– Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.
– Bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Củng cố, mở rộng trang 55
Thực hành đọc: Qua Đèo Ngang
Tri thức ngữ văn trang 58
Hịch tướng sĩ
Thực hành tiếng Việt trang 64