Soạn bài Hoàng tử bé – Một cuốn sách diệu kì
Đọc văn bản Hoàng tử bé – Một cuốn sách diệu kì, SGK trang 99-100 và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (trang 100 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?
A. Những lí do khiến trẻ em thích Hoàng tử bé
B. Những bài học bổ ích từ cuốn sách Hoàng tử bé
C. Những nhân vật đáng yêu trong truyện Hoàng tử bé
D. Những nỗ lực của Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri khi viết Hoàng tử bé
Trả lời:
Đáp án đúng là B.
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Tên các mục được in đậm trong văn bản (Hãy nhìn lại thế giới bằng trái tim – Hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc) thể hiện yếu tố nào trong bài văn nghị luận?
A. Luận đề
B. Luận điểm
C. Lí lẽ
D. Bằng chứng
Trả lời:
Đáp án đúng là B.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Câu nào ở phần (3) có nêu bằng chứng gián tiếp từ tác phẩm?
A. Cây bao báp giống như phép ẩn dụ về những thói hư hoặc khó khăn trong cuộc đời con người
B. Hoàng tử bé có nhắc đến sự sinh sôi nảy nở nhanh chóng của một loài cây mang tên bao báp
C. Vậy nên, hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc
D. Hãy tạo những thói quan tốt làm nền tảng để xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng
Trả lời:
Đáp án đúng là A.
Câu 4 (trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Văn bản này không nhằm hướng tới mục đích nào?
A. Khẳng định giá trị tư tưởng của cuốn sách Hoàng tử bé
B. Giới thiệu cốt truyện hấp dẫn của cuốn sách Hoàng tử bé
C. Thu hút sự quan tâm chú ý của người đọc đối với cuốn sách Hoàng tử bé
D. Ghi nhận thành công của tác giả Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri qua cuốn sách Hoàng tử bé
Trả lời:
Đáp án đúng là B.
Câu 5 (trang 101 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Ghép mỗi ô ở cột A với một ô ở cột B để có được những xác nhận đúng:
A |
B |
1. Người lớn sống với bộ óc đã tiếp thu nhiều kiến thức, quyết định của họ đều trải qua sự cân nhắc kĩ lưỡng, cái nhìn của họ thiên về lí trí |
a. Bằng chứng |
2. Những người mà hoàng tử bé gặp trong cuộc hành trình đến Trái Đất đều là những con người sống như công cụ. Nào là doanh nhân, nhà địa lí và thậm chí người thắp đèn đáng thương… |
b. Lí lẽ |
3. Họ không thấy được ánh sáng của những vì sao; họ trở nên ưa áp đặt và thích phán xét người khác, đôi khi theo đuổi những thứ không đâu vào đâu… Người lớn ảo tưởng với mĩ từ “trưởng thành” nên tự cho rằng mình biết rất nhiều, nhưng thực ra, họ – không – biết – rằng – có – những – cái – họ – không – biết. |
c. Kết luận được rút ra |
4. Đó là lí do trẻ con hiểu những điều giản đơn mà người lớn không hiểu |
d. Bằng chứng được phân tích |
Trả lời:
1- b 2 – a 3 – d 4 – c
Câu 6 (trang 102 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Tìm một câu trong văn bản có sử dụng thành phần phụ chú. Tác dụng của thành phần phụ chú đó là gì?
Trả lời:
Câu trong văn bản có sử dụng thành phần phụ chú: “Vích-to Huy-gô, đại văn hào Pháp, đã từng nói: …nó đi.”
=> Tác dụng: giải thích Vích-to Huy-gô là một đại văn hào người Pháp, người có đóng góp lớn cho nền văn học Pháp
Câu 7 (trang 102 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Hình thức trình bày của văn bản “Hoàng tử bé” – một cuốn sách diệu kì có gì đáng chú ý? Nêu tác dụng của hình thức trình bày ấy.
Trả lời:
– Tên mục trong văn bản “Hoàng tử bé” – một cuốn sách diệu kì đều được in đậm.
=> Việc này giúp cho người đọc dễ theo dõi, nắm bắt được nội dung chính của từng phần.
Câu 8 (trang 102 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Vì sao tác giả cho rằng “cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề, và, cần dùng trái tim để cảm nhận”? Hãy đưa ra bằng chứng cho câu trả lời của em.
Trả lời:
– Vì như vậy chúng ta mới có cái nhìn đa chiều và khách quan hơn khi đánh giá một vấn đề.
– Ví dụ: Số 8 nếu ta nhìn dọc nó sẽ là số 8 nhưng nếu nhìn theo chiều nằm nagng nó sẽ là dấu vô cực. Không ai đúng cũng chẳng ai sai, là do góc nhìn của mỗi người mà con số ấy là số 8 hay là dấu vô cực mà thôi.
Câu 9 (trang 102 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Nêu và lí giải về một điểm tương đồng trong cách trình bày của phần (2) và phần (3)
Trả lời:
Điểm tương đồng về cách trình bày:
– Mỗi phần đều có tên đầu mục in nghiêng, in đậm.
– Trong phần phân tích có sử dụng các chi tiết từ tác phẩm Hoàng tử bé để làm sáng tỏ vấn đề.
– Cuối mỗi phần đều có đoạn kết luận về một bài học.
Câu 10 (trang 102 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Trong hai bài học được tác giả rút ra từ truyện Hoàng tử bé, bài học nào em thấy hữu ích hơn với bản thân? Vì sao?
Trả lời:
– Bài học của em khi đọc truyện Hoàng tử bé là: không nên nhìn cuộc sống một cách phiến diện phải nhìn theo nhiều chiều nên đặt mình vào vị trí của người khác để nhìn nhận và đánh giá.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học
Tự đánh giá: Hoàng tử bé – Một cuốn sách diệu kì
Kiến thức ngữ văn trang 103
Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi
Bộ phim người con gái và cha