Soạn bài Đọc trang 114 tập 2
Phần I. Đọc (trang 114 sgk Ngữ văn 8 Tập 2):
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nối nội dung ở cột A với nội dung tương ứng ở cột B (làm vào vở):
A |
B |
1. Thơ thất ngôn bát cú luật Đường |
a. là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó các tác giả tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân. |
2. Thơ tứ tuyệt luật Đường. |
b. thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bày cảm nhận, đánh giá của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó. |
3. Truyện lịch sử. |
c. là thể thơ mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ, có quy luật chặt chẽ về vần, niêm, luật. |
4. Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim. |
d. là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân…) làm nội dung chính. |
5. Thơ trào phúng |
đ. là thể thơ mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ, có quy luật chặt chẽ về vần, niêm, luật. |
Trả lời:
1 – đ
2 – c
3 – d
4 – b
5 – a
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số đặc điểm của văn bản truyện (làm vào vở):
STT |
Thuật ngữ |
Khái niệm/ đặc điểm |
1 |
……………. |
………………………….. |
2 |
……………. |
………………………….. |
3 |
……………. |
………………………….. |
4 |
……………. |
………………………….. |
Trả lời:
STT |
Thuật ngữ |
Khái niệm/ đặc điểm |
1 |
Cốt truyện đơn tuyến |
cốt truyện chỉ có một nhân vật chính, đặt trong mối quan hệ với tất cả các nhân vật khác, thường hướng về một chủ đề. |
2 |
Cốt truyện đa tuyến |
Cốt truyện có nhiều nhân vật chính và có nhiều câu chuyện và nhân vật với nhau nhưng hướng tới chủ đề chung của tác phẩm |
3 |
Nhân vật chính |
Nhân vật chính là nhân vật chiếm phần lớn câu chuyện hoặc là điểm nhìn của câu chuyện. Nhân vật chính thường có tên xuất hiện trên tên phim điện ảnh hoặc truyền hình nhiều tập. Ví dụ: Michael Clayton, Shrek… Nó cũng thể hiện được rằng nhân vật chính sẽ là trung tâm của câu chuyện. |
4 |
Chi tiết tiêu biểu |
là chi tiết đặc sắc, tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu. |
Câu 3 (trang 115 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Nêu một số đặc điểm của truyện lịch sử.
Trả lời:
Các nhân vật trong truyện lịch sử khá lôi cuốn và hấp dẫn:
– Đơn giản như sử Việt, thì người dạy sử Việt chưa bao giờ biết nhàm chán. Miễn sao người dạy, người nghiên cứu cần phải gia công tìm tòi, tìm hiểu, không được thỏa mãn với những điều mình đã có. Với sự hiểu biết luôn là vô cùng, cần phải làm sao cho các trang sử luôn đầm đìa cảm xúc.
– Bên cạnh đó, lịch sử Việt Nam không bao giờ khô khan, nhàm chán như bạn đã cảm nhận. Đơn giản như, sự lớn lao của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ba năm độc lập đầu tiên của cuộc hành trình ngàn năm đấu tranh tiến tới nền độc lập của dân tộc.
Câu 4 (trang 115 sgk Ngữ văn 8 Tập 2): Giữa truyện cười và thơ trào phúng có điểm gì tương đồng và khác biệt? Em hãy trả lời dựa vào bảng sau:
Truyện cười |
Thơ trào phúng |
|
Nét tương đồng |
…………………………………………………………………….. |
|
Đặc điểm riêng |
………………………….. |
………………………….. |
Trả lời:
Truyện cười |
Thơ trào phúng |
|
Nét tương đồng |
Đều mang lại tiếng cười hài hước và vui vẻ cho người đọc. |
|
Đặc điểm riêng |
Câu chuyện dân gian kể về các câu truyện hài của cuộc sống hay câu chuyện kể ra để ví về điều gì đó. |
Những câu chuyện châm biếm, khinh thường và sử dụng ngôn từ cười nhân vật, câu chuyện muốn nhắm tới. Từ đó đưa ra thông và bài học cho người đọc. |
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Ôn tập trang 113
Đọc trang 114
Tiếng Việt trang 115
Viết trang 116
Nói và nghe trang 117