Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận diện và viết được bài thơ đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm;
– HS viết được bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân;
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận;
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã học những văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên nào? Liệt kê?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ:
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học các bước để viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số điểm cần lưu ý khi viết một bài văn
a. Mục tiêu: Xác định được một số điểm cần lưu ý khi viết một bài văn
b. Nội dung: Hs sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: + Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì? + Theo em khi viết một văn bản thuyết minh giải thích về một hiện tượng tự nhiên chúng ta cần lưu ý gì? – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học; – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận; – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm: Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên thuộc kiểu văn bản thông tin, được viết để cung cấp thông tin cho người đọc về nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên. 2. Yêu cầu đối với kiểu văn bản: – Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích. – Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. – Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự thời gian, mức độ quan trọng của đối tượng, mối quan hệ nhân quả hoặc so sánh, đối chiếu. – Có thể dùng thông tin chi tiết, đề mục và các dấu hiệu hình thức (in đậm, in nghiêng, số thứ tự…) để làm nổi bật thông tin quan trọng. – Có thể sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh…) để minh họa và làm nổi bật thông tin quan trọng. – Trình bày mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. – Cấu trúc thường gồm ba phần: + Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích. + Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. + Phần kết thúc: có thể trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích. |
Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước
a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích bài Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào? (Theo Nhật thực và nguyệt thực khác nhau như thế nào?) – GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Câu 1: Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần. Câu 2: Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng. Câu 3: Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì? Câu 4: Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bày đó là gì? Câu 5: Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của bài viết. Câu 6: Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách thức trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng.
*NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em khi viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên chúng ta cần thực hiện theo mấy bước? Là những bước nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Câu 1: – Bố cục 3 phần: + Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên muốn giải quyết. + Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. + Phần kết bài: Tóm tắt nội dung đã giải thích. Câu 2: – Các đề mục có mối liên hệ bổ sung chặt chẽ với nhan đề. – Hình thức trình bày nhan đề và các đề mục: rõ ràng, dễ hiểu. = > Tác dụng: giúp giải thích và diễn giải nội dung nhan đề muốn nhắc đến. Câu 3: – Tác giả in đậm những từ ngữ: “nhật thực”, “nguyệt thực”. = > Mục đích: nhấn mạnh và làm nổi bật nội dung văn bản muốn đề cập. Câu 4: – Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh, đối chiếu. Dựa vào các từ ngữ: “Tuy nhiên”, “sự khác nhau”. = > Cách trình bày nhằm giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ và xác định chính xác đối tượng cần tìm hiểu, tránh sai lệch hiểu nhầm thông tin. Câu 5: – Từ ngữ được sử dụng trong bài viết thuộc các từ ngữ chuyên ngành môn thiên văn học, dễ nghe, dễ hiểu và gần gũi với đời sống thường ngày. Câu 6: Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Hình ảnh = > Giúp cho người đọc dễ hình dung và phân biệt được hai hiện tượng nguyệt thực và nhật thực được nhắc đến trong bài.
3. Hướng dẫn quy trình viết Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết – Đọc kĩ đề bài và xác định vấn đề, kiểu bài, độ dài của bài viết. – Xác định mục đích viết, người đọc và mong đợi của họ về bài viết. – Chọn nội dung trình bày và cách viết phù hợp. – Tìm đọc tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em muốn giải thích trên Internet, tạp chí… hoặc tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu. – Tìm hiểu yêu cầu của các cuộc thi, các tờ báo, trang web mà bài viết cần đáp ứng. Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý – Đọc kĩ tư liệu về hiện tượng tự nhiên mà em sẽ giải thích, đánh dấu những thông tin quan trọng… – Ghi chép thông tin về hiện tượng tự nhiên trong quá trình đọc: + Tên hiện tượng + Thông tin về hiện tượng + Kết quả của hiện tượng – Dựa trên bố cục của bài thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên và phiếu ghi chép, lập sơ đồ dàn ý cho bài viết. + Phần mở đầu: Nêu tên hiện tượng tự nhiên Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên + Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. + Phần kết thúc: trình bày sự việc cuối/ kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích. Bước 3: Viết bài – Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết chú ý: + Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết + Đặt nhan đề giới thiệu tên của hiện tượng tự nhiên thu hút sự chú ý của người đọc. + Tóm tắt thông tin quan trọng của từng đoạn/ phần bằng hệ thống các đề mục. + Có thể đặt một số câu hỏi ở phần mở đầu và trả lời cho những câu hỏi đó ở các phần tiếp theo của bài viết tạo sự mạch lạc thu hút người đọc. + Kết hợp các cách trình bày thông tin khác nhau: in đậm/ in nghiêng/ gạch chân… để làm nổi bật thông tin quan trọng. Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm – Dùng bảng kiểm bên dưới để kiểm tra chất lượng bài viết: Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim
Giáo án Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Giáo án Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
Giáo án Ôn tập trang 54
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 56
Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc