Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
BÀI 2: THƠ SÁU CHỮ, BẢY CHỮ
Thực hành tiếng Việt trang 46
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nhận biết được trợ từ, thán từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe.
– Phân tích và chỉ ra tác dụng của trợ từ, thán từ trong các câu văn, đoạn văn.
– Biết cách xác định trợ từ, thán từ.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
– Năng lực vận dụng sử dụng trợ từ, thán từ trong nói và viết.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực xác định, phân tích tác dụng của trợ từ, thán từ.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV yêu cầu HS làm bài tập:
Em hãy chỉ ra sự khác nhau của từ xanh được sử dụng trong những câu sau:
a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
b. Một vùng cỏ mọc xanh rì.
c. Suối dài xanh mướt nương ngô.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
*Dự kiến sản phẩm:
a. Xanh trên diện rộng.
b. Xanh đậm và đều như màu của cỏ.
c. Xanh tươi mỡ màng.
– GV dẫn dắt vào bài học mới: Như vậy, việc sử dụng một từ ngữ mang nhiều ý nghĩa khác nhau đã tạo nên sắc thái từ vô cùng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ như thế nào phù hợp với văn cảnh của từng câu văn, nâng cao hiệu quả trong giao tiếp thì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Sắc thái nghĩa của từ ngữ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sắc thái nghĩa của từ
a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định sắc thái nghĩa của từ, cách sử dụng từ ngữ phù hợp với văn cảnh trong câu.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dựa vào phần kiến thức ngữ văn và ví dụ trong bài tập phần Khởi động, em hãy nêu định nghĩa về sắc thái nghĩa của từ ngữ. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trả lời câu hỏi. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại: a. Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân. b. Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội. c. Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trả lời câu hỏi. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
1. Sắc thái nghĩa của từ ngữ – Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ. – Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ gồm: + Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xóa đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần một màu, gây cảm giác rất sạch; trắng xóa: trắng đều khắp trên một diện rộng). + Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuần Việt như cha, mẹ, vợ,…thường có sắc thái thân mật; còn các từ Hán Việt đồng nghĩa như thân phụ, thân mẫu, phu nhân,…thường có sắc thái trang trọng.
a. Chỉ nông dân (từ lạc: thợ rèn)
b. Chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp (từ lạc: thủ công nghiệp)
c. Chỉ giới trí thức (từ lạc: nghiên cứu )
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS đọc bài tập 1, 2. Chia lớp thành 6 nhóm. + Nhóm 1,3,5: Bài tập 1 + Nhóm 2,4,6: Bài tập 2 – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS làm bài tập 3 (trang 47/SGK). – GV hướng dẫn HS cách xác định nghĩa của các từ láy và tác dụng của chúng. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trả lời câu hỏi. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS làm bài tập 4 (trang 47/SGK). – GV hướng dẫn HS cách xác định sác thái nghĩa của từ rượi buồn. – HS tiếp nhận nhiệm vụ.
|
Bài tập 1 (trang 46/SGK) – Từ đồng nghĩa với từ ngút ngát: ngút ngàn, bạt ngàn. – Bài thơ sử dụng từ ngút ngát phù hợp trong ngữ cảnh này vì từ lột tả được màu sắc xanh trải dài, bất tận, vượt qua khỏi tầm mắt với mức độ cao nhất. Bài tập 2 (trang 47/SGK) – Các từ đồng nghĩa với từ đỏ: thắm, hồng, đỏ au. – Sự khác nhau về sắc thái nghĩa: + Thắm: chỉ màu đỏ đậm và tươi. + Hồng: chỉ màu đỏ nhạt và tươi. + Đỏ au: đỏ tươi, ửng đỏ một cách tươi nhuận. – Những từ đó là những từ phù hợp nhất để miêu tả sự vật vì nó mang ý nghĩa, sắc thái liên quan đến sự vật đó.
Bài tập 3 (trang 47/SGK) – Các từ láy trong khổ thơ: + Xao xác: từ gợi tả tiếng như tiếng gà gáy,.. nối tiếp nhau làm xao động cảnh không gian vắng lặng. + Não nùng: chỉ sự buồn đau tê tái và day dứt. + Chập chờn: ở trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không. – Tác dụng: giúp khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ của tác giả. Qua đó gợi lên kí ức về mẹ đầy gần gũi, thân thuộc,.
Bài tập 4 (trang 47/SGK) – Trình bày thành một đoạn văn từ 5 – 7 dòng. – Từ rượi buồn: mang ý nghĩa chỉ nỗi buồn, đầy ủ rũ với mức độ cao. – Nếu thay từ “rượi buồn” thành các từ đồng nghĩa như “âu sầu”, “rầu rĩ” hay “buồn bã”, nó sẽ không lột tả rõ được tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi nghĩ về người mẹ của mình. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều Thực hành tiếng Việt trang 46.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Nếu mai em về Chiêm Hóa
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 46
Giáo án Đường về quê mẹ
Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ
Giáo án Tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ
Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc