Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Thực hành tiếng Việt trang 20
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Nhận biết được khái niệm của từ tượng hình, tượng thanh.
– Xác định và phân tích được đặc điểm của từ tượng hình, tượng thanh.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực nhận diện từ tượng hình và tượng thanh trong văn bản.
3. Phẩm chất:
– Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV tổ chức hoạt động tìm hiểu kiến thức.
– Dự kiến sản phẩm: Theo định nghĩa của từ tượng hình và tượng thanh.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong thơ văn và cuộc sống, người ta thường sử dụng từ tượng thanh, tượng hình để tăng tính biểu cảm cho lời nói, bài viết. Vậy từ tượng thanh, từ tượng hình là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay, Thực hành tiếng Việt trang 20.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
– Xác định được các khái niệm từ tượng hình, tượng thanh.
– Nhận diện và phân tích được đặc điểm từ tượng hình, tượng thanh.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu hỏi: + Em hiểu từ tượng hình là gì? + Em hiểu thế nào là từ tượng thanh? – HS trả lời: – Dự đoán sản phẩm: + Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. + Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của người hoặc tự nhiên. – GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Em hãy so sánh 2 cách sử dụng từ và giá trị biểu cảm của nó trong mỗi cặp sau: a. Hắn rất cao. b. Hắn cao lênh khênh. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ – Dự kiến sản phẩm: Hình ảnh b gợi tả hình ảnh rõ rệt hơn, cụ thể hơn nhờ từ tượng hình. * So sánh: a. Chị ta khóc to. b. Chị ta khóc hu hu. – Trường hợp b mô phỏng âm thanh cụ thể hơn đó là tiếng khóc to, tức tưởi. → nhờ từ tượng thanh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Từ tượng hình và từ tượng thanh – Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom… – Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc… – Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao; có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày. |
* NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS làm bài tập nhanh Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng: a. Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao (Trương Nam Hương, Trong lời bài hát) b. Con nghe thập thình tiếng cối Mẹ ngồi giã gạo ru con (Trương Nam Hương, Trong lời bài hát) c. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. (Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đấy giếng) d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): Liệt kê năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người và năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thực hiện nhiệm vụ – HS trình bày sản phẩm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
Trả lời: Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): a. Từ tượng hình: Chòng chành = > Tác dụng: Giúp câu thơ diễn tả rõ nét, chân thực hơn sự khó khăn, vất vả của người mẹ. b. Từ tượng thanh: thập thình = > Tác dụng: Giúp câu thơ trở nên gần gũi, thân thuộc hơn. c. Từ tượng thanh: ồm ộp = > Tác dụng: Giúp cho âm thanh tiếng ếch kêu trở nên sinh động, chân thật hơn. d. Từ tượng thanh: phanh phách = > Tác dụng: Giúp cho câu văn trở nên sinh động, cụ thể, thấy rõ được sự nhanh, khỏe từ những chiếc vuốt của Dế mèn. Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1 – Chân trời sáng tạo): – Năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người: lom khom, thướt tha, lừ đừ, thất thiểu, tập tễnh. – Năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự nhiên: xào xạc, ào ào, lộp bộp, tích tắc, soàn soạt.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Nhớ đồng
Giáo án Những chiếc lá thơm tho
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 20
Giáo án Chái bếp
Giáo án Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ
Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc