Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
GIÁO ÁN THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI
(Ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS biết cách thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
– Nắm được nội dung chính mà nhóm trao đổi, trình bày lại được các nội dung đó để hiểu sâu hơn về vấn đề và nâng cao khả năng nói.
– Biết cách nói và nghe phù hợp: người nói và người nghe trao đổi, đánh giá để cùng rút kinh nghiệm.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
– Năng lực viết, tạo lập văn bản.
3. Về phẩm chất
– Thấy được trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, đất nước, từ đó biết hành động một cách đúng đắn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS: Theo em, chúng ta có cần thiết thảo luận khi giải quyết một vấn đề trong đời sống hay không? Vì sao?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi, từ đó khơi gợi ý thức trách nhiệm với cộng đồng của HS.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Yêu cầu, mục đích
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu, mục đích của bài.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS nội dung SGK, xác định yêu cầu và mục đích của bài nói. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS trả lời câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
– Yêu cầu: + Nắm được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, trình bày lại được các nội dung đí để hiểu sâu hơn vấn đề và nâng cao khả năng nói. + Thấy được trách nhiệm của bản thân với cộng đồng, đất nước, từ đó biết hành động một cách đúng đắn. – Mục đích thảo luận: Để những người tham gia thảo luận cùng hiểu đúng bản chất của vấn đề, tạo được sự đồng thuận, từ đó có thái độ và hành động phù hợp. – Người nghe: Các thành viên tham gia cuộc thảo luận và những người tham dự buổi thảo luận do muốn hiểu thêm về vấn đề. |
Hoạt động 2: Thực hành
a. Mục tiêu: Nắm được cách xây dựng bài nói đạt yêu cầu
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS đọc kĩ nội dung trước khi thảo luận và chuẩn bị: + Lựa chọn đề tài + Tìm ý + Cử người điều hành thảo luận + Cử thư kí ghi chép nội dung thảo luận – GV hướng dẫn HS chuẩn bị. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời câu hỏi Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
1. Trước khi thảo luận – Từng thành viên trong lớp cần nêu vấn đề theo góc nhìn của mình, tập thể lớp trao đổi, thống nhất chọn một vấn đề trong đời sống phù hợp với tuổi, được nhiều người quan tâm làm đề tài cho cuộc thảo luận. Có thể xem lại các đề tài đã gợi ý ở phần Viết, hoặc tham khảo thêm một số đề tài sau để lựa chọn: + Học sinh có cần quan tâm đến những vấn đề lớn lao của đất nước? + Học sinh có trách nhiệm như thế nào với vấn đề trật tự an toàn giao thông? + Học sinh cần làm gì để góp phần giữ gìn tiếng nói của dân tộc? – Sau khi thống nhất đề tài, mỗi cá nhân tự tìm hiểu, tham khảo thêm những tài liệu có liên quan, ghi chép nhanh các ý nảy sinh trong quá trình suy nghĩ để chuẩn bị phát biểu ý kiến thảo luận. – Lớp cử một người điều hành thảo luận đảm nhận sắp xếp, giới thiệu tuần tự các ý kiến, định hướng vào trọng tâm đề tài, kiểm soát thời gian phát biểu ý kiến của từng người; tổ chức đánh giá, tổng kết cuộc thảo luận. – Cử một thư kí ghi chép các ý kiến trong cuộc thảo luận. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 7 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với xã hội, cộng đồng, đất nước)
Giáo án Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)
Giáo án Củng cố, mở rộng trang 77
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 81
Giáo án Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 84
Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc