Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ôn tập
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
– Kiến thức về cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu.
– Kiến thức về cấu trúc đoạn văn.
2. Về năng lực:
– Xác định được cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu.
– Xác định và phân tích được đặc điểm và chức năng của đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
3. Về phẩm chất:
– Yêu thương con người và yêu thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV.
– Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung các bài học.
– Máy chiếu, máy tính
– Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
– Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Giúp HS
– Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
– Khái quát, tổng hợp tri thức Ngữ văn.
b) Nội dung:
GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
– Xác định được kiến thức
d) Tổ chức thực hiện: GV tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– GV chiếu hình ảnh, hướng dẫn luật chơi.
– HS quan sát, lắng nghe & trả lời câu hỏi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tham gia trò chơi dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.
– Quan sát câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhanh.
GV hướng dẫn HS quan sát và lắng nghe.
– Theo dõi Hs trả lời, ghi điểm.
B3: Báo cáo thảo luận
HS:
– Trả lời câu hỏi của GV.
– HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét (hoạt động trò chơi của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động ôn tập.
– Viết tên bài học, nêu mục tiêu chung của bài học và chuyển dẫn tri thức Ngữ văn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): HĐ nhóm Hoàn thành bảng danh sách các kiến thức đã học ở bài 1. + Trình bày các tiêu chí so sánh cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu. + Đoạn văn là gì? + Trình bày khái niệm của cấu trúc đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. – HS nhận nhiệm vụ. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu. B3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày; Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung (Phần thuyết trình có thể thuyết trình kết hợp với các slile hoặc sapo) B4: Kết luận, nhận định (GV): – Đánh giá, nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức chuyển sang hoàn thiện phiếu học tập số 2. Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
1. Cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu – Văn bản có cấu trúc so sánh và đối chiếu trình bày điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều sự vật theo các tiêu chí so sánh cụ thể: + So sánh và đối chiếu các đối tượng theo từng tiêu chí. + So sánh tổng thể các đối tượng: Người viết lần lượt trình bày biểu hiện của tất cả các tiêu chí ở từng đối tượng. – Văn bản trình bày thông tin theo cách so sánh và đối chiếu có thể sử dụng một số từ ngữ chỉ sự giống nhau (giống, mỗi, cũng…) và khác nhau (khác với, nhưng, mặt khác…) hoặc sử dụng một số kiểu sơ đồ, bảng biểu để làm rõ thông tin được so sánh, đối chiếu. 2. Đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. – Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều cân tạo thành, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn. Câu chủ đề trong đoạn văn mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn. + Đoạn văn diễn dịch: là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của cây chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. + Đoạn văn quy nạp: là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn. + Đoạn văn song song là đoạn văn mà các câu triển khai nội dung song song nhau. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn. + Đoạn văn phối hợp: là đoạn văn có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): – Thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì? – Đối với kiểu văn bản này cần lưu ý những yêu cầu nào? – Trình bày các bước để viết một bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thiện bảng mẫu B3: Báo cáo, thảo luận: – Đại diện nhóm trình bày; – Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
2. Kiểu bài viết – Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên. |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): Gv tổ chức cho Hs hoạt động cá nhân Nhắc lại những nội dung mà em đã thực hành trong bài nói và nghe. B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi thảo luận hoàn thành câu hỏi. B3: Báo cáo, thảo luận: – Đại diện nhóm trình bày; – Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung B4: Kết luận, nhận định (GV): Nhận xét phần trình bày của các nhóm. |
3. Những nội dung đã thực hành nói và nghe – Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập trang 54.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Nghe và nắm bắt nội dung chính trong thảo luận nhóm, trình bày lại nội dung đó
Giáo án Ôn tập trang 54
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 56
Giáo án Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Giáo án Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc