Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
GIÁO ÁN CỦNG CỐ, MỞ RỘNG
THỰC HÀNH ĐỌC: CHIẾU DỜI ĐÔ
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Ôn tập nội dung kiến thức Bài 3: Lời sông núi.
– HS vận dụng kiến thức để thực hành đọc văn bản: Chiếu dời đô
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực đặc thù
– HS nêu được nội dung cơ bản của văn bản đọc; trình bày được một số yếu tố đặc trưng của văn bản nghị luận xã hội.
– Vận dụng các kiến thức đã học về văn bản nghị luận để thực hành đọc văn bản: Chiếu dời đô.
3. Về phẩm chất
– Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng.
– Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV giao nhiệm vụ: Hãy kể tên các văn bản truyện lịch sử đã học trong Bài 3: Lời núi sông.
– HS trả lời câu hỏi.
– GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Củng cố, mở rộng
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung các văn bản đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Bài tập của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV yêu cầu HS xem lại 2 văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; vận dụng các kiến thức đã học về văn bản nghị luận xã hội để hoàn thành bài tập.
1. Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền các thông tin phù hợp:
Văn bản |
Thời điểm ra đời |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Hịch tướng sĩ |
|
|
|
|
|
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta |
|
|
|
|
|
2. Kẻ bảng theo mẫu sau vào vở và điền thông tin phù hợp.
Xác định luận điểm |
Hịch tướng sĩ |
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
Luận điểm 1 |
– Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: |
– Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: |
Luận điểm 2 |
– Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: |
– Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: |
Luận điểm n |
– Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: |
– Đoạn từ … đến … – Đoạn văn thuộc kiểu: |
3. Từ các thông tin ở hai bảng trên, hãy rút ra những đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận.
4. Nêu những điểm giống và khác nhau trong cách sử dụng bằng chứng ở hai văn bản Hịch tướng sĩ và Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
5. Tìm đọc một văn bản nghị luận bàn về vấn đề xã hội, ghi vào vở luận đề, các luận điểm, các kiểu đoạn văn được sử dụng ở văn bản đó.
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS nghe yêu cầu, chuẩn bị nội dung
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
– GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày.
Câu 1.
Văn bản |
Thời điểm ra đời |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Hịch tướng sĩ |
Cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 |
Khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính |
– Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc. – Phê phán thói hưởng lạc cá nhân từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của tướng sĩ – Kêu gọi tướng sĩ |
– Sự ngược ngạo, tàn ác, tham lam của quân giặc. – Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời. – Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời. – Dựa vào đạo thần chủ, trước sự xâm lược của quân Mông – Nguyên, Trần Quốc Tuấn coi giặc là kẻ thù không đội trời chung. – Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa. |
– Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư. |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Củng cố, mở rộng trang 77
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)
Giáo án Củng cố, mở rộng trang 77
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 81
Giáo án Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 84
Giáo án Lai Tân
Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc