Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bạn đã biết gì về sóng thần?
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– Xác định được thể loại văn bản.
– Xác định được cấu trúc của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?
– Nhận diện và xác định được cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu.
– Xác định và phân tích được đặc điểm và chức năng của đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
b. Năng lực riêng biệt:
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần?
– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện;
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
– Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thiên nhiên…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã biết gì về sóng thần? Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.
– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học Bạn đã biết gì về sóng thần? ngày hôm nay sẽ giúp cho chúng ta tìm hiểu thêm về thế giới tự nhiên thần bí.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu:
– Xác định được thể loại của văn bản.
– Xác định được mục đích của văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: + Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần thuộc thể loại nào? + Xác định mục đích viết của văn bản trên. + Xác định cấu trúc của văn bản trên. – GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. – HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung
– Văn bản trên thuộc thể loại: văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. – Mục đích của văn bản là giúp cho người đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn những thông tin về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) – Cấu trúc: 3 phần. + Mở bài: từ đầu đến “năm 1958 cao đến 525m” – giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tuợng sóng thần. + Nội dung: tiếp đến “khi sóng thần đến” – giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần. + Kết thúc: Còn lại – trình bày sự việc cuối của hiện tượng sóng thần. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
– Xác định được cấu trúc của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần.
– Nhận diện và xác định được cách trình bày thông tin theo cấu trúc: so sánh, đối chiếu.
– Xác định và phân tích được đặc điểm và chức năng của đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Sóng thần là gì? + Chúng ta có dễ dàng nhận thấy dấu hiệu báo trước của sóng thần hay không? Vì sao? + Cơ chế hình thành sóng thần diễn ra như thế nào? + Trình bày quá trình dịch chuyển của sóng thần. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
* NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu hỏi: – GV yêu cầu HS thảo luận: + Trình bày nguyên nhân hình thành sóng thần và nêu ra một số dẫn chứng. + Trình bày những dấu hiệu sắp có sóng thần. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng GV chốt lại kiến thức. * NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV đặt câu hỏi: + Sự việc cuối cùng của hiện tượng sóng thần là gì? + Trình bày những sự việc cuối cùng của hiện tượng trong thần trong lịch sử. + Hãy rút ra nội dung và nghệ thuật văn bản. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; – HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS trình bày sản phẩm thảo luận – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng
|
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra hiện tuợng sóng thần. – Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài, lan truyền với vận tốc lớn. – Sóng thần không phải là những ngọn sóng ầm ầm, cuồn cuộn tiến về đất liền mà ta có thể mục kích và nghe được âm thanh. Ngay cả khi ngồi trên thuyển ở ngoài khơi, bạn cũng không thể biết trước sóng thần bắt đầu xuất hiện. = > Không thể nhận thấy dấu hiệu báo trước của một đợt sóng thần. – Cơ chế hình thành sóng thần: + Sự thay đổi của mảng kiến tạo gây ra một trận động đất và làm dịch chuyển nước biển. + Những con sóng được tạo ra và di chuyển ra mọi hướng trên biển, một số con sóng di chuyển nhanh. + Khi vào vùng nước nông, những con sóng bị nén ép lại, tốc độ chậm hơn và trở nên cao hơn. + Chiều cao của những con sóng tăng lên và những dòng biến cố có liên quan được tăng cường, tất cả đã trở thành mối đe dọa đến tính mạng và tài sản của con người. – Quá trình dịch chuyển của sóng thần: Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu, khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki – lô – mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét. = > Sóng thần hiện nguyên hình với sức mạnh hủy diệt khi nó đển gần bờ. 2. Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện tượng sóng thần. – Nguyên nhân: Chủ yếu là do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả vị thử hạt nhân dưới nước) … + Thảm họa sóng thần 26/12/2004 là hê quả của trận động đất do va chạm giữa mảng Ấn Độ và mảng Bơ – ma. Trận động đất với 9 độ rích-te, tâm chấn động sâu tới 10km. – Dấu hiệu nhận biết sắp có sóng thần là: + Dấu hiệu đầu tiên là nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, chứ không như sóng mạnh của một cơn bão sắp tới. + Mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều. + Hoặc có thể cảm thấy nước trong từng đợt sóng nóng bất thường và nghe thấy những âm thanh lạ.
3. Sự việc cuối của hiện tượng sóng thần. – Sự việc cuối cùng của hiện tượng sóng thần chính là các thảm họa để lại. – Một số thảm họa sóng thần trong lịch sử là: + Năm 365, sóng thần tại Alexandria làm hàng nghìn người thiệt mạng. + 27/8/1883 sóng thần tai hại nhất, sau khi núi lửa Krakatoa tại Indonesia phun trào khiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va và Sumatra. + 15/6/1896 sóng thần cao 23m làm hơn 26000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. + 22/5/1960 sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng ở Chile. +16/8/1960 hơn 5000 người chết tại vịnh Moro, Philipin + Ngày 17/7/1998 sóng thần làm hơn 2100 người chết tại Pa-pua Niu Ghi-nê. III. Tổng kết 1. Nội dung – Văn bản giới thiệu những thông tin cơ bản về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sóng thần) đồng thời nêu ra một số thảm họa sóng thần lớn đã xuất hiện trong lịch sử nhân loại. 2. Nghệ thuật – Sử dụng ngôn ngữ phi vật thể giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu. – Sử dụng cách trình bày thông tin theo cấu trúc so sánh và đối chiếu đối tượng. – … |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK – GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Hãy chọn một bài thơ và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố: + Bài thơ thuộc thể thơ nào? + Xác định cách gieo vần và bố cục của bài thơ. + Xác định và phân tích mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. + Nêu vai trò của sức tưởng tượng trong tiếp nhận văn học trong bài thơ trên. + Xác định và phân tích đặc điểm và nêu tác dụng của từ tượng hình và tượng thanh. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. |
1. Thơ sáu chữ, bảy chữ – Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. 2. Vần – Bên cạnh cách phân loại vần chân, vần lưng, vần trong thơ còn được phân loại thành vần liền và vần cách (thuộc vần chân). Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau. Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Bạn đã biết gì về sóng thần?.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 31
Giáo án Bạn đã biết gì về sóng thần?
Giáo án Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?
Giáo án Mưa xuân (II)
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 41
Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc