Bố cục bài Bài ca Côn Sơn chuẩn nhất
Bố cục Bài ca Côn Sơn
Gồm 2 phần
+ Phần 1 – Cảnh trí Côn Sơn
+ Phần 2 – Cuộc sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
Nội dung chính Bài ca Côn Sơn
Là bức tranh thiên nhiên và con người giao hòa. Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi.
Tóm tắt Bài ca Côn Sơn
Tóm tắt Bài ca Côn Sơn – mẫu 1
Bức tranh phong cảnh Côn Sơn ta không chỉ thấy một Côn Sơn đẹp đẽ, trong lành mà còn thấy được tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với nơi đây. Ông là người có lòng yêu thiên thiên tha thiết, hơn nữa còn cho thấy tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc và mang trong mình nhân cách trong sáng của một nhà thơ lớn. Bài thơ là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca tâm trạng thế sự, triết lý cuộc đời, về nhân sinh. Bởi Nguyễn Trãi là một người dành cả cuộc đời của mình để lo cho nước cho dân nhưng đến những năm cuối đời ông lại sống trong dự đố kị ghen ghét của đám nịnh thần.Vì thế khi ông trở về Côn Sơn ông như con chim sổ lồng mà bấy lâu nay ông không được tung cánh,cảm thấy mình thật sự tự do giữa bầu trời rộng lớn hơn lúc nào hết như lúc này đây ông mới được sống là chính mình và chính mình hưởng thụ.
Tóm tắt Bài ca Côn Sơn – mẫu 2
Nhà thơ về quê ở ẩn đắm chìm trong không gian cảnh vật nơi Côn Sơn, thiên nhiên ấy giống như tri kỉ của nhà thơ vậy. Hồn thơ cùng với thiên nhiên như hòa vào làm một. Đặc biệt qua đó ta cũng thấy được những quan điểm suy nghĩ của nhà thơ về sự “hiền, ngu” trong cuộc đời.
Ý nghĩa nhan đề Bài ca Côn Sơn
Địa danh Côn Sơn: núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình; là mảnh đất gắn bó máu thịt với Nguyễn Trãi từ thủa ấu thơ đến tuổi già. Sau này Nguyễn Trãi trở về với Côn Sơn như về với nơi chôn rau cắt rốn, về với bạn bè tri kỉ tri âm.
Giá trị nội dung Bài ca Côn Sơn
Nhân cách thanh cao, tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi.
Giá trị nghệ thuật Bài ca Côn Sơn
– Thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng.
– So sánh, liên tưởng, lấy động gợi tĩnh
Đọc tác phẩm Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong rừng thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhà.
Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bố cục Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu
Bố cục Bài ca Côn Sơn
Bố cục Lối sống đơn giản – xu thế của thế kỉ XXI
Bố cục Vắt cổ chày ra nước
Bố cục May không đi giày