Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
TIẾNG GÀ TRƯA
– Xuân Quỳnh –
Thời gian thực hiện : 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
– Biết về tác giả Xuân Quỳnh.
– Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người cuộc sống trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng tình nghĩa.
– Nắm được nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ điệp câu trong bài thơ.
2 Về năng lực:
– Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình sử dụng các yếu tố tự sự.
– Phân tích các yếu tố biểu cảm trong bài.
– NL xác định giá trị, NL lắng nghe tích cực, NL tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.
3 Về phẩm chất:
– HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV.
– Máy chiếu, máy tính.
– Tranh ảnh về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”.
– Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
– Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra
– GV: Cho hs xem video và chia sẻ cảm xúc của mình.
c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu của giáo viên .
– HS: Hs bộc lộ cảm xúc của riêng mình.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
B2: Thực hiện nhiệm vụ: Viết ra giấy
B3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
– GV dẫn dắt: Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết:
“Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không nhớ nổi thành người”
Quả đúng như vậy. Ai cũng có một quê hương cho riêng mình và mỗi người có những kỷ niệm gắn bó máu thịt với quê hương yêu dấu. Để rồi khi đi xa luôn đau đáu nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng đã nhớ về quê hương của mình với những kỷ niệm ấu thơ gắn bó với hình ảnh người bà kính yêu. Nỗi nhớ của Xuân Quỳnh được thể hiện qua bài thơ “Tiếng gà trưa” mà hôm nay cô trò ta cùng thưởng thức.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG
|
1. Tác giả
|
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm
b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
|
HĐ của thầy và trò
|
Sản phẩm dự kiến
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV: Căn cứ vào phần chú thích và những hiểu biết của em về Xuân Quỳnh, hãy trình bày tóm tắt đôi điều về tác giả của bài thơ này?
– GV: Hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong thời điểm nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh dựa vào sự chuẩn bị ở nhà để trình bày.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
GV bổ sung:
– Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, xa cha, sống với bà ở La Khê – thời gian này là nguồn cảm hứng để tác giả thể hiện trong sáng tác của mình.
– Tập thơ đầu tay: Chồi biếc (1963). Xuân Quỳnh mất ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông cùng với chồng – nhà viết kịch hiện đại Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ 13 tuổi.
– GV giới thiệu 1 số tác phẩm của Xuân Quỳnh: Tơ tằm, chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may – Tập thơ đạt giải thưởng văn học năm 1990 của hội nhà văn VN.
– Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án.
|
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
– Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
– Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
– Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm
– Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, đôn hậu, giàu nữ tính.
|
|
2. Tác phẩm
|
a) Mục tiêu: Giúp HS
– Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, bố cục…)
b) Nội dung:
– GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm.
– HS dùng phiếu học tập để trả lời, làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS
d) Tổ chức thực hiện
|
HĐ của thầy và trò
|
Sản phẩm dự kiến
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc.
– Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ:
? Nêu hoàn cảnh sáng tác?Xác định thể thơ? Chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ).
? Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
– Đọc văn bản
– Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’
+ 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân.
+ 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình.
GV:
– Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
– Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV:
– Nhận xét cách đọc của HS.
– Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
– Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
|
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
– HS đọc đúng, truyền cảm.
b) Tìm hiểu chung
* Hoàn cảnh sáng tác:
Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.
* Thể thơ: ngũ ngôn (5 chữ).
* Phương thức biểu đạt:
Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm.
* Bố cục Gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “Nghe gọi về tuổi thơ” (Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa).
Phần 2: Tiếp theo đến “Đi qua nghe sột soạt” (Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ).
Phần 3: Còn lại. Những suy tư của cháu từ tiếng
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 14 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 2: Tiếng gà trưa.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng việt trang 48
Giáo án Tiếng gà trưa
Giáo án Viết tập làm thơ bốn chữ, năm chữ
Giáo án Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Giáo án Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề
Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,