Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Tiếng gà trưa
Bài giảng: Tiếng gà trưa – Cánh diều
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 1
Bài thơ kể về nhân vật người cháu, trên đường hành quân xa bỗng nghe tiếng gà nhà ai nhảy ổ, bỗng nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ. Tiếng gà trưa với ổ rơm những quả trứng hồng, những con gà mái mơ, gà mái vàng. Tiếng bà mắng yêu khi cháu nhìn trộm gà đẻ trứng, bàn tay bà khum soi trứng cho gà ấp. Rồi mỗi năm khi mùa đông tới, bà lo đàn gà toi, chắt chiu từng quả trứng để cuối năm bán mua cho cháu bộ quần áo mới. Tiếng gà trưa mang bao niềm hạnh phúc, đó cũng là động lực để cháu chiến đấu hôm nay, vì quê hương, vì ba, vì tiếng gà tuổi thơ.
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 2
Bài thơ đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm, tình quê hương đất nước. Bài thơ làm theo thể loại năm tiếng, có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hỉnh ảnh bình di, chân thực.
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 3
Một trong những tác phẩm đặc sắc của bà về tình cảm gia đình, sự giản dị của tình yêu thương gia đình là bài thơ “Tiếng gà trưa”. Bài thơ nói lên kỉ niệm đẹp đẽ của tác giả về tuổi thơ và về tình bà cháu, và bởi tình yêu đó đã khắc họa nên tình yêu quê hương đất nước.
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 4
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. “Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!”
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 5
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết vào thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi giặc Mỹ thua ở chiến trường miền Nam đã mở rộng phạm vi đánh chiếm ra miền Bắc. Trong hoàn cảnh đất nước bị đế quốc xâm lược như vậy hàng triệu thanh niên đã lên đường xẻ dọc Trường Sơn đánh Mỹ. Bài thơ gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp về tình bà cháu và tình yêu quê hương đất nước.
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 6
Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ hay nói về những kỉ niệm của người chiến sĩ cách mạng. Đồng thời thể hiện tình yêu gia đình, quê hương đất nước rất da diết. Chất thơ dân gian mộc mạc, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi làm cho người đọc dễ cảm nhận được những tình cảm đẹp mà người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ vì một tương lai đất nước tốt đẹp hơn.
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 7
Thơ của Xuân Quỳnh thường có giọng điệu sôi nổi trẻ trung mạnh bạo và giàu chất trữ tình. “Tiếng gà trưa” được viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ thể hiện tình yêu thương tổ quốc, quê hương trong đó sâu lặng và thắm thiết là tình bà cháu. Bài thơ Tiếng gà trưa đưuọc viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 8
Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi tình cảm bà cháu cao đẹp. Trên bước đường hành quân, người cháu bỗng nghe thấy tiếng gà nhảy ổ. Từ âm thanh quen thuộc ấy, những kí ức tuổi thơ được sống bên bà đã ùa về. Người cháu nhớ tới hình ảnh thân thuộc như: ở trứng hồng, con gà mái mơ, con gà mái vàng. Cháu còn nhớ hình bóng bà tần tảo, chăm sóc đàn gà từng ngày. Bà dành dụm, chắt chiu để cuối năm mua quần áo mới cho cháu. Tình yêu thương bao la của bà là ngọn lửa tiếp sức giúp cháu vững vàng chiến đấu. Tình cảm ấy hòa cùng tình yêu làng quê, đất nước, trở thành sức mạnh và động lực to lớn cho cháu.
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 9
Bài thơ đã gợi nhắc những kỉ niệm tuổi thơ của cháu khi sống bên bà cùng tình cảm bà cháu thiêng liêng. Trong khoảnh khắc dừng chân nghỉ ngơi sau chặng đường hành quân dài, người cháu bất ngờ nghe thấy âm thanh tuổi thơ – tiếng gà nhảy ổ. Từ đây, những kí ức xưa cũ lần lượt ùa về. Đó là ổ rơm vàng đầy ắp trứng hồng. Đó còn là đàn gà mái mơ, mái vàng được bà chăm sóc cẩn thận. Bà luôn tần tảo, chịu thương chịu khó, chắt chiu mọi thứ để mang đến cho cháu những điều tốt đẹp nhất như: bộ quần áo mới. Tình yêu thương của bà hòa cùng tình yêu quê hương, đất nước, là động lực để cháu vững vàng tay súng chiến đấu.
Tóm tắt bài Tiếng gà trưa – Mẫu 10
“Tiếng gà trưa” của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã khơi gợi kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp của người cháu, đồng thời làm nổi bật tình cảm bà cháu cao đẹp. Trên đường hành quân, trong giây phút nghỉ ngơi, người cháu bắt gặp âm thanh quen thuộc – “tiếng gà nhảy ổ”. m thanh ấy không chỉ xua tan mệt mỏi, vất vả mà còn gợi lại những kí ức ngày thơ bé. Cháu nhớ đến ổ rơm đầy ắp trứng hồng và đàn gà mái mơ, mái vàng. Cháu còn nhớ đến hình bóng bà tần tảo chăm sóc mấy con gà để cháu được mặc bộ quần áo mới. Có thể nói, bà luôn yêu thương và che chở cho cháu. Tình thương của bà song hành cùng tình yêu đất nước, trở thành điểm tựa để cháu kiên cường chiến đấu.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Tiểu sử
– Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
– Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
– Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
– Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa.
– Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).
– Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam.
– Sau khi học xong, bà làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.
– Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.
– Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn.
– Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
Sự nghiệp
a. Tác phẩm chính
– Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),…
b. Phong cách sáng tác
– Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh.
– Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả
– Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ
2. Tác phẩm
Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh
b. Bố cục Tiếng gà trưa
Văn bản Tiếng gà trưa được chia thành 3 phần:
– Đoạn 1 (khổ 1): Tiếng gà khơi dậy tình kí ức tuổi thơ.
– Đoạn 2 (khổ 2 – khổ 6): Những kỉ niệm thơ ấu và người bà.
– Đoạn 3 (khổ 7, 8): Những suy nghĩ, giấc mơ người lính
c. Thể loại
Văn bản Tiếng gà trưa thuộc thể loại thơ năm chữ
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Tiếng gà trưa là biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Tiếng gà trưa
Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Tiếng gà trưa
– Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên
– Hình ảnh thơ bình dị, chân thực
– Sử dụng điệp từ.