Tiếng gà trưa – Ngữ văn lớp 7
I. Tác giả Xuân Quỳnh
1. Tiểu sử
– Xuân Quỳnh (1942 – 1988) tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
– Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông – Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
– Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, bà được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
– Tháng 2 năm 1955, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa.
– Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Vienna (Áo).
– Từ năm 1962 đến 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội Nhà văn Việt Nam.
– Sau khi học xong, bà làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam.
– Xuân Quỳnh là hội viên từ năm 1967, ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III.
– Năm 1973, Xuân Quỳnh kết hôn với nhà viết kịch, nhà thơ Lưu Quang Vũ, trước đó, Xuân Quỳnh kết hôn lần đầu tiên với một nhạc công của Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và đã ly hôn.
– Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương (nay là thành phố), tỉnh Hải Dương, cùng với chồng Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi.
2. Sự nghiệp
a. Tác phẩm chính
– Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),…
b. Phong cách sáng tác
– Thơ Xuân Quỳnh giàu cảm xúc với những cung bậc khác nhau như chính tính cách luôn hết mình của Xuân Quỳnh.
– Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
3. Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả
– Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ
II. Tác phẩm Tiếng gà trưa
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh
b. Bố cục Tiếng gà trưa
Văn bản Tiếng gà trưa được chia thành 3 phần:
– Đoạn 1 (khổ 1): Tiếng gà khơi dậy tình kí ức tuổi thơ.
– Đoạn 2 (khổ 2 – khổ 6): Những kỉ niệm thơ ấu và người bà.
– Đoạn 3 (khổ 7, 8): Những suy nghĩ, giấc mơ người lính
c. Thể loại
Văn bản Tiếng gà trưa thuộc thể loại thơ năm chữ
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Tiếng gà trưa là biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Tiếng gà trưa
Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Tiếng gà trưa
– Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên
– Hình ảnh thơ bình dị, chân thực
– Sử dụng điệp từ.
Sơ đồ tư duy về văn bản Tiếng gà trưa
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Ông đồ
Tác giả – tác phẩm: Tiếng gà trưa
Tác giả – tác phẩm: Bạch tuộc
Tác giả – tác phẩm: Chất làm gỉ
Tác giả – tác phẩm: Nhật trình Sol 6