Câu hỏi:
Sau khi sơn tường cho một bức tường hình vuông bác Phương phải trả cho thợ sơn là 1 280 000 đồng. Biết công thợ sơn cho 1m2 là 20 000 đồng. Độ dài cạnh bức tường đó là:
A. 8 m;
Đáp án chính xác
B. 32 m;
C. 64 m;
D. 64 m2.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A.
Diện tích bức tường cần sơn là: 1 280 000 : 20 000 = 64 (m2)
Diện tích của hình vuông có cạnh a (m) là a2 (m2).
Bức tường hình vuông có diện tích là 64 m2 nên ta có a2 = 64
Vì cạnh hình vuông nên a không thể âm, do đó a là căn bậc hai số học của 64.
Ta có 82 = 64 và 8 > 0 nên .
Suy ra a = 8 (m).
Vậy độ dài cạnh bức tường hình vuông đó là 8 m.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn đáp án đúng:
Câu hỏi:
Chọn đáp án đúng:
A. Mỗi số vô tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn;
B. Số vô tỉ là số thập phân vô hạn không tuần hoàn, tập hợp số vô tỉ được kí hiệu I;
Đáp án chính xác
C. Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân vô hạn không tuần hoàn;
D. Số vô tỉ là số thập phân vô hạn không tuần hoàn, tập hợp số vô tỉ được kí hiệu \(\mathbb{Q}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Do đó, đáp án A và C sai.
Mỗi số vô tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Do đó, đáp án B đúng.
Số vô tỉ là số thập phân vô hạn không tuần hoàn, tập hợp số vô tỉ được kí hiệu I.
Do đó, đáp án D sai.
Vậy chọn đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các số \(\frac{2}{{11}};\,\,0,232323…;\,\,0,20022…;\,\,\sqrt {\frac{1}{4}} \) , số vô tỉ?
Câu hỏi:
Trong các số \(\frac{2}{{11}};\,\,0,232323…;\,\,0,20022…;\,\,\sqrt {\frac{1}{4}} \) , số vô tỉ?
A. \(\frac{2}{{11}}\);
B. 0,232323…;
C.0,20022…;
Đáp án chính xác
D. \(\sqrt {\frac{1}{4}} \).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Ta có
\(\frac{2}{{11}} = 0,\left( {18} \right)\). Vậy \(\frac{2}{{11}}\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên \(\frac{2}{{11}}\) là số hữu tỉ không phải là số vô tỉ.
Số 0,232323… là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên 0,232323… là số hữu tỉ không phải số vô tỉ.
0,20022… là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên 0,20022… là số vô tỉ.
\(\sqrt {\frac{1}{4}} = \frac{1}{2} = 0,5\). Vì \(\sqrt {\frac{1}{4}} \) là số thập phân hữu hạn nên \(\sqrt {\frac{1}{4}} \) là số hữu tỉ không phải là số vô tỉ.
Vậy chọn đáp án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khẳng định nào sau đây sai?
Câu hỏi:
Khẳng định nào sau đây sai?
A. \(\sqrt {0,36} = 0,6\);
B. \(\sqrt {{{\left( { – 6} \right)}^2}} = 6\);
C. \[\sqrt {150} = \sqrt {100} + \sqrt {50} \];
Đáp án chính xác
D. \[\sqrt {\frac{{81}}{{225}}} = \frac{3}{5}\].
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Ta có
\(\sqrt {0,36} = 0,6\) nên đáp án A đúng.
\(\sqrt {{{\left( { – 6} \right)}^2}} = \sqrt {36} = 6\) nên đáp án B đúng.
Sử dụng máy tính cầm tay ta có \(\sqrt {150} \)= 12,247…; \(\sqrt {100} \)+ \(\sqrt {50} \)=17,071…
Vì 12,247… 17,071… nên \(\sqrt {150} \) \(\sqrt {100} \)+ \(\sqrt {50} \). Do đó, đáp án C sai.
\[\sqrt {\frac{{81}}{{225}}} = \frac{9}{{15}} = \frac{3}{5}\] nên đáp án D đúng.
Vậy chọn đáp án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn phát biểu đúng trong các các phát biểu sau:
Câu hỏi:
Chọn phát biểu đúng trong các các phát biểu sau:
A. \[\sqrt 3 \in \mathbb{N}\];
B. \[\sqrt {16} \in {\rm I}\];
C. \[\pi \in \mathbb{Z}\];
D. \[\sqrt {81} \in \mathbb{Q}\].
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Ta có
\[\sqrt 3 = 1,732…\]. Vì \[\sqrt 3 \] là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \[\sqrt 3 \] là số vô tỉ suy ra\[\sqrt 3 \notin \mathbb{N}\]. Do đó, đáp án A sai.
\[\sqrt {16} = 4\]. Vì \[\sqrt {16} \]đưa được về dạng số thập phân hữu hạn nên \[\sqrt {16} \]là số hữu tỉ suy ra\[\sqrt {16} \notin I\]. Do đó, đáp án B sai.
\[\pi = 3,14…\]. Vì \[\pi \] là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \[\pi \] là số vô tỉ suy ra \[\pi \notin \mathbb{Z}\]. Do đó, đáp án C sai.
\[\sqrt {81} = 9\]. Vì \[\sqrt {81} \] đưa được về dạng số thập phân hữu hạn nên \[\sqrt {81} \] là số hữu tỉ nên \[\sqrt {81} \in \mathbb{Q}\]. Do đó, đáp án D đúng.
Vậy chọn đáp án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm x nguyên để \[A = \frac{{35 – \sqrt x }}{{\sqrt 9 + 2}}\] có giá trị nguyên biết x < 30?
</>
Câu hỏi:
Tìm x nguyên để \[A = \frac{{35 – \sqrt x }}{{\sqrt 9 + 2}}\] có giá trị nguyên biết x < 30?
</>A. 4;
B. 9;
C.16;
D. 25.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Ta có \[A = \frac{{35 – \sqrt x }}{{\sqrt 9 + 2}} = \frac{{35 – \sqrt x }}{{3 + 2}} = \frac{{35 – \sqrt x }}{5}\].
Để A nhận giá trị nguyên thì \[(35 – \sqrt x )\,\, \vdots \,\,5\].
Mà 35 ⋮ 5 nên \[\sqrt x \,\, \vdots \,\,5\]
Mặt khác, x < 30 nên x = 25.
Vậy chọn đáp án D.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====