Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 7: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Học sinh nêu được các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức qua các ví dụ cụ thể.
2. Kỹ năng
– Rèn kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. Thực hiện đúng khai triển của các hằng đẳng thức.
3. Thái độ
Học sinh hưởng ứng và rèn luyện khả năng suy luận, linh hoạt và sáng tạo. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.
4. Phát triển năng lực
– HS biết cách vận dụng linh hoạt các hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử, từ đó khắc sâu công thức HĐT.
– Biết cách đưa nhân tử chung ra ngoài làm nhân tử chung.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Bảng phụ + Bài tập in sẵn.
2. Học sinh
Bài tập về nhà: thuộc các hằng đẳng thức đã học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức lớp
Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ
Viết tiếp vafp vế phải để được các hằng đẳng thức:
3. Bài mới
1. KHỞI ĐỘNG |
||
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
||
Hoạt động 1: Ví dụ (20 phút) – Treo bảng phụ nội dung ví dụ 1 – Câu a) đa thức x2 – 4x + 4 có dạng hằng đẳng thức nào? – Hãy nêu lại công thức? – Vậy x2 – 4x + 4 = ? – Câu b) x2 – 2 – Do đó x2 – 2 và có dạng hằng đẳng thức nào? Hãy viết công thức? – Câu c) 1 – 8×3 có dạng hằng đẳng thức nào? – Vậy 1 – 8×3 = ? – Cách làm như các ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức – Treo bảng phụ ?1 – Với mỗi đa thức, trước tiên ta phải nhận dạng xem có dạng hằng đẳng thức nào rồi sau đó mới áp dụng hằng đẳng thức đó để phân tích. – Gọi hai học sinh thực hiện trên bảng – Treo bảng phụ ?2 – Với 1052 – 25 thì 1052 – (?)2 – Đa thức 1052 – (5)2 có dạng hằng đẳng thức nào? – Hãy hoàn thành lời giải |
– Đọc yêu cầu – Đa thức x2 – 4x + 4 có dạng hằng đẳng thức bình phương của một hiệu: (A – B)2 = A2 – 2AB + B2 x2 – 4x + 4 = x2 – 2.x.2 + 22 = (x – 2)2 có dạng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương A2 – B2 = (A + B)(A – B) – Có dạng hằng dẳng thức hiệu hai lập phương A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB – B2) 1 – 8×3 = (1 – 2x)(1 + 2x + 4×2) – Đọc yêu cầu ?1 – Nhận xét: Câu a) đa thức có dạng hằng đẳng thức lập phương của một tổng; câu b) đa thức có dạng hiệu hai bình phương – Hoàn thành lời giải – Đọc yêu cầu ?2 1052 – 25 = 1052 – (5)2 – Đa thức 1052 – (5)2 có dạng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương – Thực hiện |
1. Ví dụ. Ví dụ 1: (SGK) Giải a) x2 – 4x + 4 = x2 – 2.x.2 + 22 = (x – 2)2 b) x2 – 2 = c) 1 – 8×3=(1 – 2x)(1 + 2x + 4×2) Các ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức. ?1 a) x3 + 3×2 + 3x + 1= (x + 1)3 b) (x + y)2 – 9×2 = (x + y)2 –(3x)2 = [(x + y) + 3x][x + y – 3x] = (4x + y)(y – 2x) ?2 1052 – 25 = 1052 – 52 = (105 + 5)(105 – 5) = 11000 |
Hoạt động 2: Áp dụng (8 phút) – Treo bảng phụ nội dung ví dụ – Nếu một trong các thừa số trong tích chia hết cho một số thì tích có chia hết cho số đó không? – Phân tích đã cho để có một thừa số cia hết cho 4 – Đa thức (2n + 5)2 – 52 có dạng hằng đẳng thức nào? |
– Đọc yêu cầu ví dụ – Nếu một trong các thừa số trong tích chia hết cho một số thì tích chia hết cho số đó. (2n + 5)2 – 25 =(2n + 5)2 – 52 – Đa thức (2n + 5)2 – 52 có dạng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương |
2/ Áp dụng. Ví dụ: (SGK) Giải Ta có (2n + 5)2 – 25 = (2n + 5)2 – 52 = (2n + 5 + 5)( 2n + 5 – 5) = 2n(2n + 10) = 4n(n + 5) Do 4n(n + 5) chia hết cho 4 nên (2n + 5)2 – 25 chia hết cho 4 với mọi số nguyên n. |
3. LUYỆN TẬP |
||
* HS làm bài 43/20 (SGK): Phân tích đa thức thành nhân tử. + GV chốt lại cách biến đổi. |
– Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. – Lắng nghe và vận dụng. |
* HS làm bài 43/20 (SGK): Phân tích đa thức thành nhân tử: Phân tích đa thức thành nhân tử: a) 4×4 + 4x2y + y2 = (2×2)2 + 2.2×2.y + y2 = [(2×2)+y]2 b) a2n – 2an + 1 Đặt an = A Có: A2 – 2a + 1 = (A – 1)2 Thay vào: a2n – 2an + 1 = (an – 1)2 + GV chốt lại cách biến đổi.
|
4. VẬN DỤNG |
||
Hãy viết bảy hằng đẳng thức đáng nhớ và phát biểu bằng lời |
* Làm bài tập phần vận dụng |
|
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ , DẶN DÒ (2 phút)
– Xem lại các ví dụ trong bài học và các bài tập vừa giải (nội dung, phương pháp)
– Ôn tập lại bảy hằng đẳng thức đáng nhớ
– Vận dụng giải bài tập 43; 44b,d; 45 trang 20 SGK.
– Xem trươc bài 8: “Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử “(đọc kĩ cách giải các ví dụ trong bài).
Xem thêm