Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 3: Thể tích của hình hộp chữ nhật
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: – Bằng hình ảnh cô thể cho HS bước đầu nắm được dấu hiệu để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
– Nắm được công thức tính thể tích của hình hình hộp chữ nhật.
– Biết vận dụng công thức tính vào việc tính toán.
2. Kỹ năng: – Rèn luyện kỹ năng thực hành tính thể tích hình hộp chữ nhật. Bước đầu nắm được phương pháp chứng minh1 đường thẳng vuông góc với 1 mp, hai mp //
3. Thái độ: – Giáo dục cho h/s tính thực tế của các khỏi niệm toán học
4. Phát triển năng lực: – Năng lực vẽ hình, tính toán.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:: Mô hình hộp CN, hình hộp lập phương, một số vật dụng hàng ngày có dạng hình hộp chữ nhật.
– Bảng phụ ( tranh vẽ hình hộp )
2.Học sinh: Thước thẳng có vạch chia mm
C. Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề,…
D. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khi làm bt
3. Bài mới:
1. KHỞI ĐỘNG |
||
– GV đưa tranh vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng, nêu yêu cầu câu hỏi – Gọi một HS – Cho cả lớp nhận xét – GV đánh giá cho điểm |
– Một HS lên bảng trả bài. – Cả lớp theo dõi. – Nhận xét trả lời củabạn. |
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH với các số đo như hình vẽ. a) Hãy kể tên: – Hai đthẳng vuông góc với mp(BCGF) – Hai mphẳng vuông góc với mp(ADHE) b) Tính V của hình hộp chữ nhật trên. |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
Bài 17 trang 105 SGK Nêu bài tập 17 Sử dụng lại hình vẽ trên (đề kiểm tra), nêu từng câu hỏi. Gọi HS trả lời |
– Đọc đề bài 17 – Thực hiện theo yêu cầu GV: lần lượt trả lời câu hỏi: a) Các đường thẳng ssong với mp(EFGH) là: AB, DC, AD, BC b) Đường thẳng AB ssong với mặt phẳng: (EFGH), (DCGH) c) AD//BC, AD//EH, AD//FG. |
Bài 17 trang 105 SGK (hình vẽ trên) a) Các đthẳng song song với mp(EFGH) b) Đường thẳng AB song song với những mp nào? c) Đường thẳng AD song song với những đthẳng ? |
Bài 15 trang 105 SGK – Đưa đề bài, hình vẽ bài tập 15 lên bảng phụ – GV hỏi: Khi chưa thả gạch vào, nước cách miệng thùng bao nhiêu dm? Khi thả gạch vào, nước dâng lên là do có 25 viên gạch trong nước. Vậy so sánh với khi chưa thả gạch, thể tích nước + gạch tăng lên bao nhiêu? – Diện tích đáy thùng là bao nhiêu? – Vậy làm thế nào để tính chiều cao của nước dâng lên ? – Vậy nước còn cách miệng thùng bao nhiêu dm? – GV lưu ý HS: Do có điều kiện toàn bộ gạch ngập trong nước và chứng hút nước không đáng kể nên ttích nước tăng bằng ttích của 25 viên gạch |
– Một HS đọc đề bài toán – HS quan sát hình, trả lời: Khi chưa thả gạch vào nước cách miệng thùng là: 7 – 4 = 3 (dm) Thể tích nước + gạch tăng bằng thể tích của 25 viên gạch: (2. 1. 0,5). 25 = 25 (dm3) Diện tích đáy thùng là: 7. 7 = 49 (dm2) Chiều cao nước dâng lên là: 25: 49 = 0,51 (dm) Sau khi thả gạch vào, nước còn cách miệng thùng là: 3 – 0,51 = 2,49 (dm) |
Bài 15 trang 105 SGK |
Bài 12 trang 105 SGK – Đưa đề bài và hình vẽ bài tập 12 lên bảng phụ – Gọi HS lên bảng thực hiện – Nêu công thức sử dụng chung và từng trường hợp? |
4. Hướng dẫn học sinh tự học (3P)
– Làm lại các bài tập trên.
– Làm các bài tập 16(tr105-SGK); 23; 24; 25 (tr110-SBT)
– đọc trước bài: Hình lăng trụ đứng.