Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 5: Phương trình chứa ẩn ở mẫu
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS được củng cố cách giải pt chứa ẩn ở mẫu. Áp dụng vào giải các phương trình chứa ẩn ở mẫu.
2. Kỹ năng:
– Rèn cho HS kỹ năng tìm ĐKXĐ và biết cách giải pt chứa ẩn ở mẫu, cách trình bày bài giải.
3. Thái độ:
– Rèn luyện cho HS tính tự giác, tích cực, trình bày lời giải khoa học, chính xác.
4. Phát triển năng lực:
– Năng lực tự học: HS lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, ghi chú bài giảng của Gv theo các ý chính (dưới dạng sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ khối), tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
– Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Thước thẳng.
2. Học sinh:
– Ôn bài.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8 phút) |
||
GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi kiểm tra , và nêu câu hỏi. Gọi học sinh lên bảng ttrả lời và làm bài tập – Yêu cầu học sinh dưới lớp cùng giải Yêu cầu học sinh nhận xét Chốt lại và ghi điểm cho học sinh |
HS: Khi giải phương trình có chứa ẩn ở mẫu so với giải phương trình không chứa ẩn ở mẫu ta phải thêm hai bước là: Tìm ĐKXĐ của phương trình và đối chiếu giá trị tìm được của x với ĐKXĐ để nhận nghiệm Cần làm thêm những bước đó vì khi khử mẫu chứa ẩn của phương trình có thể được phương trình mới không tương đương với phương trình đã cho. – HS trong lớp nhận xét, chữa bài. |
Khi giải phương trình có chứa ẩn ở mẫu so với giải phương trình không chứa ẩn ở mẫu ta phải thêm những bước nào ? Tại sao ? – Giải phương trình: |
Hoạt động 2: Luyện tập (35 phút) |
||
Bài 29 tr22, 23 SGK. (Đề bài đưa lên bảng phụ). Yêu cầu học sinh làm bài 29 |
– HS trả lời. Cả hai bạn đều giải sai vì ĐKXĐ của phương trình là x ≠ 5. Vì vậy giá trị tìm được x=5 phải loại và kết luận là phương trình vô nghiệm. |
Bài 29 tr22, 23 SGK. |
GV: Nêu đề bài 31 (a,b) SGK Yêu cầu học sinh cả lớp cùng làm. GVGợi ý câu 1: phân tích x3 – 1 thành nhân tử x3 – 1 = (x- 1)(x2 +x +1) sau đó quy đồng rồi khử mẫu, rồi giải pt nhận được. Câu b: chọn mẫu chung là (x-1)(x-2)(x-3) GV: gọi 2 HS lên bảng thực hiện. Yêu cầu học sinh dưới lớp cùng thực hiện. GV kiểm tra HS làm bài tập. |
HS: theo dõi, suy nghĩ tìm cách giải Hai HS lên bảng làm. Cả lớp cùng thực hiện vào vở nháp |
Bài 31 x = 1 (loại, không thoả mãn ĐKXĐ) x = -1/4 thoả mãn ĐKXĐ. Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-1/4}. b) ĐKXĐ: x ≠ 1; x ≠ 2; x ≠ 3; …….. x=3 không thoả mãn ĐKXĐ Vậy phương trình vô nghịêm. |
– HS trả lời: a) Đúng vì ĐKXĐ của phương trình là với mọi x. Biến đổi phương trình ta được x=2. b) Vì x2-x+1>0 với mọi x. Biến đổi ta được S={-2; 1}. Vậy khẳng định đúng. c) Sai Vì ĐKXĐ của phương trình là x ≠ -1. d) Sai vì ĐKXĐ của phương trình là x ≠ 0 nên không thể có x=0 là nghiệm của phương trình. |
Bài 37 _SBT /9 |
|
Bài 32 tr23 SGK. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập. + Nửa lớp làm câu a. + Nửa lớp làm câu b. – GV lưu ý nhóm HS nên biến đổi phương trình về dạng phương trình tích, nhưng vẫn phải đối chiếu với ĐKXĐ của phương trình để nhận nghiệm. – GV nhận xét và chốt lại với HS những bước cần thiết của của bài toán giải phương trình có chứa ẩn ở mẫu. |
HS hoạt động nhóm. Giải các phương trình a) ĐKXĐ: x≠0. …….. x=-1/2 thoả mãn ĐKXĐ phương trình. x=0 (loại, vì không thoả mãn ĐKXĐ). Vậy S={-1/4}. b) ĐKXĐ: x≠0 ………… x=0 (loại không thoả mãn ĐKXĐ) x=-1 thoả mãn ĐKXĐ. Vậy S={-1}. – Đại diện hai nhóm trình bày bài giải. – HS nhận xét. |
|
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (2 phút) |
||
GV: nêu bài tập về nhà. HD bài 33 Lập phương trình Xem trước bài 6 “GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH” |
HS: Nghe và ghi bài tập về nhà |
Bài tập về nhà số 33 tr 23 SGK Bài số 38, 39, 40 tr9, 10 SBT. |
Xem thêm