Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 4: Đường trung bình của tam giác, của hình thang
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– Thông qua thức hành luyện tập học sinh có thể nêu được các định lý, định nghĩa tính chất và được củng cố, khắc sâu kiến thức về đường trung bình của tam giác và hình thang.
2. Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng biết cách vận dụng kiến thức đã học vào chứng minh hình học (kiến thức về đường trung bình của tam giác và hình thang)
– Rèn tư duy logic, khả năng phân tích và tổng hợp, tính lập luận chặt chẽ trong chứng minh hình học.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
– Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
– Năng lực chứng minh hình học (2 đoạn thẳng song song, bằng nhau)
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Compa, thước, phấn màu.
2. Học sinh:
– Compa, thước, các kiến thức về đường trung bình của tam giác và hình thang đã họcz.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
– Phát biểu định nghĩa đường trung bình của hình thang. Tìm x trong hình vẽ sau?
3. Bài mới
Hoạt động 1: khởi động (5’) |
||
– Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra. Gọi một HS lên bảng – Kiểm bài tập về nhà của HS – Gọi HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng. – GV chốt lại về sự giống nhau, khác nhau giữa định nghĩa đtb tam giác và hình thang; giữa tính chất hai hình này… |
– HS được gọi lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài – HS còn lại làm vào giấy bài 3 – Nhận xét, góp ý ở bảng – HS nghe để hiểu sâu sắc hơn về lý thuyết |
1- Phát biểu đnghĩa về đtb của tam giác, của hthang. (3đ) 2- Phát biểu đlí về tính chất của đtb tam giác, đtb hthang. (4đ) 3- Tính x trên hình vẽ sau: (3đ) |
Hoạt động 2: Luyện tập (38’) |
||
– Gọi HS đọc đề – Cho một HS trình bày giải – Cho HS nhận xét cách làm của bạn, sửa chỗ sai nếu có – GV nói nhanh lại cách làm như lời giải … – GV vẽ hình 45 và ghi bài tập 26 lên bảng. – Gọi HS nêu cách làm – Cho cả lớp làm tại chỗ, một em làm ở bảng – Cho cả lớp nhận xét bài giải ở bảng – GV nhận xét, sửa sai (nếu có), chấm cho điểm … – Nêu bài tập 28 – Vẽ hình, tóm tắt GT –KL? – Lưu ý HS các kí hiệu trên hình vẽ ! Gợi ý cho HS phân tích: – > Gọi một HS trình bày bài giải ở bảng, một HS trình bày miệng b) Biết AB = 6cm, CD = 10cm có thể tính được EF? KF? EI? – GV kiểm vở bài làm một vài HS và nhận xét – Hãy so sánh độ dài IK với hiệu 2 đáy hình thang ABCD? |
– HS đọc lại đề bài 22 sgk – Một HS lên bảng trình bày – Cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý sửa sai… – Tự sửa sai vào vở – HS suy nghĩ, nêu cách làm – Một HS làm ở bảng, còn lại làm cá nhân tại chỗ – HS lớp nhận xét, góp ý bài giải ở bảng – HS đọc đề bài (2 lần) – Một HS vẽ hình, tóm tắt GT-KL lên bảng, cả lớp thực hiện vào vở Tham gia phân tích, tìm cách chứng minh. – Một HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở |
Bài tập 25 trang 80 Sgk Giải EK là đưòng trung bình của ∆ABD nên EK //AB (1) Tương tự KF // CD (2) Mà AB // CD (3) Từ (1)(2)(3)=>EK//CD,KF//CD Do đó E,K,F thẳng hàng Bài tập 26 trang 80 Sgk Ta có: CD là đường trung bình của hình thang ABFE. Do đó: CE = (AB+EF):2 hay x = (8+16):2 = 12cm – EF là đường trung bình của hình thang CDHG. Do đó: EF = (CD+GH):2 Hay 16 = (12+y):2 => y = 2.16 – 12 = 20 (cm) Bài tập 28 trang 80 Sgk |
Hoạt động 4: Vận dụng- mở rộng (2’) |
||
– Bài 27 trang 80 Sgk a) Sử dụng tính chất đường trung bình của tam giác ABC b) sử dụng bất đẳng thức tam giác DEFK) – Ôn tập các bài toán dựng hình đã học ở lớp 6, lớp 7 |
– HS nghe dặn – Ghi nhận vào vở |
Bài 27 trang 80 Sgk |
5. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
– Ôn lại và nắm chắc các định nghĩa và tính chất của đường trung bình của tam giác và hình thang. Cần nắm chắc cả cách chứng minh các định lý đó chứng minh bất đẳng thức và chứng minh các đường thẳng song song.
– Vận dụng thành thạo các tính chất đó vào làm bài tập.
– BTVN:BT42+43+44 (SBT.T64+65).