Giải bài tập Toán lớp 8 Bài 4: Đường trung bình của tam giác, của hình thang
Trả lời câu hỏi giữa bài
Câu hỏi 1 trang 76 Toán 8 Tập 1: Vẽ tam giác ABC bất kì rồi lấy trung điểm D của AB. Qua D vẽ đường thẳng song song với BC, đường thẳng này cắt AC ở E. Bằng quan sát, hãy nêu dự đoán về vị trí của điểm E trên cạnh AC.
Lời giải
Dự đoán: E là trung điểm cạnh AC
Câu hỏi 2 trang 77 Toán 8 Tập 1: Vẽ tam giác ABC bất kì rồi lấy trung điểm D của AB, trung điểm E của AC. Dùng thước đo góc và thước chia khoảng để kiểm tra rằng .
Lời giải
Câu hỏi 3 trang 77 Toán 8 Tập 1: Tính độ dài đoạn BC trên hình 33.
Giữa hai điểm B và C có chướng ngại vật (h.33). Biết DE = 50m, ta có thể tích được khoảng cách giữa hai điểm B và C.
Lời giải
Xét có:
D là trung điểm AB
E là trung điểm AC
Suy ra DE là đường trung bình của
hay BC = 2DE.
Mà DE = 50m nên BC = 2.50 = 100m.
Vậy khoảng cách giữa hai điểm B và C là 100m.
Câu hỏi 4 trang 78 Toán 8 Tập 1: Cho hình thang ABCD (AB // CD). Qua trung điểm E của AD kẻ đường thẳng song song với hai đáy, đường thẳng này cắt AC ở I, cắt BC ở F (h.37). Có nhận xét gì về vị trí của điểm I trên AC, điểm F trên BC ?
Lời giải
Áp dụng định lí 1 đường trung bình của tam giác
ΔADC có E là trung điểm AD và EI song song với cạnh DC
⇒ Điểm I là trung điểm AC
ΔABC có I là trung điểm AC và FI song song với cạnh AB
⇒ điểm F là trung điểm BC
Câu hỏi 5 trang 79 Toán 8 Tập 1: Tính x trên hình 40.
Lời giải
Dựa vào hình vẽ ta thấy rằng AD ⊥ DH, CH ⊥ DH, BE ⊥ DH
Suy ra, AD // BE // CH
Xét tứ giác ADHC có: AC // CH nên ADHC là hình thang.
Ta lại có B là trung điểm của AC và BE // AD // CH
E là trung điểm của BH
Suy ra BE là đường trung bình của hình thang ADHC.
Bài tập (trang 79, 80)
Bài 20 trang 79 Toán 8 Tập 1:Tính x trên hình 41.
Lời giải
Ta có:
Mà hai góc ở vị trí hai góc đồng vị
⇒ IK // BC
Ta lại có KA = KC (= 8cm) nên K là trung điểm AC
Xét tam giác ABC, có:
Đường thẳng IK đi qua trung điểm cạnh AC và song song với cạnh BC nên đi qua trung điểm cạnh AB
⇒ I là trung điểm AB
⇒ IA = IB = 10cm hay x = 10cm.
Bài 21 trang 79 Toán 8 Tập 1: Tính khoảng cách AB giữa hai mũi của compa trên hình 42, biết rằng C là trung điểm của OA, D là trung điểm của OB và CD = 3cm.
Lời giải
Xét , ta có:
C là trung điểm của OA
D là trung điểm của OB
⇒ CD là đường trung bình của ΔOAB
⇒ .
⇒ AB = 2CD = 2.3 = 6cm.
Vậy AB = 6cm.
Bài 22 trang 80 Toán 8 Tập 1: Cho hình 43. Chứng minh rằng AI = IM.
Lời giải
ΔBDC có
BE = ED nên E là trung điểm của BD
BM = CM nên M là trung điểm của BC
⇒ EM là đường trung bình của ΔBDC
⇒ EM // DC hay EM // DI.
ΔAEM có DI // EM (cmt) và AD = DE (gt)
⇒ IA = IM (Theo định lý 1)
Bài 23 trang 80 Toán 8 Tập 1: Tìm x trên hình 44.
Lời giải
Ta có:
Xét tứ giác MNQP, có: MP // NQ
Tứ giác MPQN là hình thang
Do đường thẳng IK đi qua trung điểm cạnh bên MN và song song với hai đáy nên K là trung điểm PQ.
Nên PK = KQ =5dm
Vậy x = 5dm
Bài 24 trang 80 Toán 8 Tập 1: Hai điểm A và B thuộc cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng xy. Khoảng cách từ điểm A đến xy bằng 12cm, khoảng cách từ điểm B đến xy bằng 20cm. Tính khoảng cách từ trung điểm C của AB đến xy.
Lời giải
Gọi P, Q, K lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ A, B, C xuống xy.
Ta có:
Xét tứ giác ABQP có AP // BQ
⇒ Tứ giác ABQP là hình thang.
Hình thang ABQP có:
AC = CB (gt) và CK // AP // BQ
⇒ PK = KQ
⇒ CK là đường trung bình của hình thang
⇒ .
Mà AP = 12cm, BQ = 20cm
Vậy khoảng cách từ trung điểm C của AB đến xy bằng CK và bằng: 16cm.
Bài 25 trang 80 Toán 8 Tập 1: Hình thang ABCD có đáy AB, CD. Gọi E, F, K theo thứ tự là trung điểm của AD, BC, BD. Chứng minh ba điểm E, K, F thẳng hàng.
Lời giải
Xét ΔABD có:
D là trung điểm AB
K là trung điểm BD
⇒ EK là đường trung bình của ΔDAB
⇒ EK // AB
Xét hình thang ABCD có:
E là trung điểm của AB
F là trung điểm của BC
⇒ EF là đường trung bình của hình thang ABCD
⇒ EF // AB// CD
Qua điểm E ta có EK // AB và EF // AB nên theo tiên đề Ơclit ta có E, K, F thẳng hàng.
Bài 26 trang 80 Toán 8 Tập 1:Tính x, y trên hình 45 trong đó AB // CD // EF // GH.
Lời giải
+) Tính x:
Xét tứ giác ABFE, có: AB // EF nên tứ giác ABFE là hình thang
Hình thang ABFE có:
CA = CE nên C là trung điểm của AE
DB = DF nên D là trung điểm của BF
⇒ CD là đường trung bình của hình thang ABFE
+ Tính y:
Vì CD // GH nên tứ giác CDHG là hình thang
Hình thang CDHG có:
EC = EG nên E là trung điểm của CG
FD = FH nên F là trung điểm của DH
⇒ EF là đường trung bình của hình thang CDHG
Mà EF = 16cm
Vậy x = 12cm và y = 20cm.
Bài 27 trang 80 Toán 8 Tập 1: Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F, K theo thứ tự là trung điểm của AD, BC, AC.
a) So sánh các độ dài EK và CD, KF và AB
b) Chứng minh rằng
Lời giải
a) + Xét ΔADC có:
E là trung điểm của AD
K là trung điểm của AC
⇒ EK là đường trung bình của ΔADC
+ Xét ΔABC có:
K là trung điểm AC
F là trung điểm BC
⇒ KF là đường trung bình của ΔABC
b) Xét , có: EF < EK + KF (Bất đẳng thức tam giác)
Hơn nữa nếu EF = EK + KF
E, K, F thẳng hàng AB // CD.
Do đó: EF ≤ EK + KF
Bài 28 trang 80 Toán 8 Tập 1: Cho hình thang ABCD (AB // CD), E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Đường thẳng EF cắt BD tại I, cắt AC ở K.
a) Chứng minh rằng AK = KC, BI = ID.
b) Cho AB = 6cm, CD = 10cm. Tính các độ dài EI, KF, IK.
Lời giải
a) + Xét hình thang ABCD có:
E là trung điểm của AD (gt)
F là trung điểm của BC (gt)
⇒ EF là đường trung bình của hình thang ABCD.
⇒ EF // AB // CD
+ Xét ΔABC có:
F là trung điểm BC (gt)
FK // AB (cmt)
⇒ K là trung điểm của AC hay AK = KC.
+ Xét ΔABD có:
E là trung điểm của AD (gt)
EI // AB (cmt)
⇒ I là trung điểm của BD hay BI = ID
b) + Xét hình thang ABCD có:
EF là đường trung bình của hình thang ABCD.
+ Xét ΔABD có:
FK là đường trung bình của tam giác ABC
⇒
+ Xét ΔABD có:
EI là đường trung bình của tam giác ABD
Mặt khác: FK + IK + IE = EF
IK = EF – FK – IE
IK = 8 – 3 – 3 = 2 cm.