Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Luyện tập Toán 8 Bài 2: Diện tích hình chữ nhật
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS nêu lên được công thức tính diện tích HCN, hình vuông, tam giác, các tính chất của diện tích.
– HS hiểu được để cm các công thức cần phải vận dụng các tính chất của diện tích.
2. Kỹ năng:
– HS biết cách vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán về diện tích.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Rèn HS tính kiên trì trong suy luận, cẩn thận, chính xác trong hình vẽ. Hưởng ứng 1 cách tích cực.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Bảng phụ hình 124, thước thẳng, vẽ compa.
2. Học sinh:
– 6 tam giác vuông bằng nhau, 1 tờ giấy to.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
– HS1: Nêu các tính chất của diện tích đa giác.
– HS2: Viết công thức tính diện tích của HCN, hình vuông, tam giác vuông.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động |
||
– Treo bảng phụ đưa ra đề – Gọi HS lên bảng – Kiểm tra vở bài tập vài HS – Cho HS nhận xét câu trả lời và bài làm ở bảng – Đánh giá cho điểm |
– HS đọc yêu cầu đề kiểm tra – Một HS lên bảng trả lời và làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập – HS tham gia nhận xét câu trả lời và bài làm trên bảng S = 280000m2 = 0,28km2 = 2800a = 28ha – HS tự sửa sai (nếu có) |
1. Phát biểu và viết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. 2. Một mảnh đất hình chữ nhật dài 700m, rộng 400m. hãy tính diện tích mảnh đất đó theo đơn vị m2, km2, a, ha. |
Hoạt động 2: Luyện tập (35’) |
||
Bài 9 trang 119 SGK – Nêu bài tập 9 – treo hình 123 – Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài. – Gọi HS tính từng phần, HS khác nhận xét. – Cho HS khác nhận xét – GV ghi bảng tóm tắt. Bài 11 trang 119 SGK – GV phát cho mỗi nhóm 2 tam giác vuông bằng nhau, yêu cầu: – Có được nhiều hình khác nhau càng tốt – Cho các nhóm trính bày và góp ý – GV nhận xét, cho cả lớp xem hình GV đã chuẩn bị trước. Bài 13 trang 119 SGK – Nêu bài tập 13 SGK, vẽ hình 125 lên bảng. – Hỏi: Dùng tính chất 1 và 2 về diện tích đa giác em có thể ghép hình chữ nhật EFBC và EGHD với những ∆ nào có cùng diện tích và có thể tạo ra những hình để so sánh diện tích? (Đường chéo AC tạo ra những ∆ nào có cùng diện tích?) – GV hoàn chỉnh bài làm |
– Đọc đề bài tập 9 – Xem hình vẽ – HS tìm hiểu đề Làm bài vào vở: – HS khác nhận xét – HS sửa bài vào vở – HS suy nghĩ cá nhân sau đó làm việc theo nhóm (2 bàn một nhóm) luyện tập ghép hình – Sau đó mỗi nhóm trình bày cách ghép hình của nhóm mình. – Các nhóm khác góp ý. – HS nghe, xem hình để rút kinh nghiệm – Đọc đề bài,vẽ hình vào vở,ghi GT– KL – Quan sát hình vẽ, suy nghĩ cách giải ∆ABC = ∆CDA (c,c,c) ⇒ SABC = SADC. Tương tự ta cũng có: SAFE = SAHE ; SEKC = SEGC Suy ra: SABC – SAFE – SEKC = SADC – SAHE – SEGC Hay SEFBK = SEGDH – HS sửa bài vào vở |
Bài 9 trang 119 SGK Bài 11 trang 119 SGK Cắt hai tam giác vuông bằng nhau từ tấm bìa. Hãy ghép hai tam giác đó tạo thành: a) Một tam giác cân b) Một hình chữ nhật c) Một hình bình hành Diện tích của các hình này có bằng nhau không ? Vì sao ? Bài 13 trang 119 SGK |
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng |
||
– HS nhắc lại công thức tính diện tích của các hình đã học, cách xây dựng cách tính công thức của hình vuông, tma giác vuông. |
HS thực hiện |
………… |
4. Hướng dẫn học sinh tự học (3p)
– Làm bài tập 14, 15 (tr119 – SGK).
– Ôn lại định nghãi và tính chất của đa giác.