Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 3: Hình thang cân
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS phát biểu được các định nghĩa, tính chất, các dấu hiệu nhận biết về hình thang cân.
2. Kỹ năng:
– HS phân loại được Hình thang cân, biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng định nghĩa, các tính chất vào chứng minh, biết chứng minh 1 tứ giác là hình thang cân.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
– Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
– Năng lực vẽ hình, chứng minh.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Compa, thước, tranh vẽ, bảng phụ..
2. Học sinh:
– Compa, thước, bảng nhóm.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động (5’) |
||
– Treo bảng phụ – Gọi một HS lên bảng – Kiểm btvn vài HS – Cho HS nhận xét – Nhận xét đánh giá và vào bài |
– HS làm theo yêu cầu của GV: – Một HS lên bảng trả lời x =1800 – 110= 700 y =1800 – 110= 700 – HS nhận xét bài làm của bạn – HS ghi nhớ, tự sửa sai (nếu có) |
1- Định nghĩa hình thang (nêu rõ các yếu tố của nó) (4đ) 2- Cho ABCD là hình thang (đáy là AB và CD). Tính x và y (6đ) |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||
– Có nhận xét gì về hình thang trên (trong đề ktra)? – GV giới thiệ hình thang cân cho HS phát biểu định nghĩa. – GV tóm tắt ý kiến và ghi bảng – Đưa ra ?2 trên bảng phụ (hoặc phim trong) – GV chốt lại bằng cách chỉ trên hình vẽ và giải thích từng trường hợp – Qua ba hình thang cân trên, có nhận xét chung là gì? |
– HS quan sát hình và trả lời (hai góc ở đáy bằng nhau) – HS suy nghĩ, phát biểu … – HS phát biểu lại định nghĩa – HS suy nghĩ và trả lời tại chỗ – HS khác nhận xét – Tương tự cho câu b, c – Quan sát, nghe giảng – HS nêu nhận xét: hình thang cân có hai góc đối bù nhau. |
1. Định nghĩa: Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau Hình thang cân ABCD: |
– Cho HS đo các cạnh bên của ba hình thang cân ở hình 24. Từ đó rút ra nhận xét. – Ta chứng minh điều đó ? – GV vẽ hình, cho HS ghi GT, KL – Trường hợp cạnh bên AD và BC không song song, kéo dài cho chúng cắt nhau tại O các DODC và OAB là tam giác gì? – Thu vài phiếu học tập, cho HS nhận xét ở bảng – Trường hợp AD//BC ? – GV: hthang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau. Ngược lại, hình thang có hai cạnh bên bằng nhau có phải là hình thang cân không? – Treo hình 27 và nêu chú ý (sgk) |
– Mỗi HS tự đo và nhận xét. – HS nêu định lí – HS suy nghĩ, tìm cách c/minh – HS vẽ hình, ghi GT-KL – HS nghe gợi ý – Một HS lên bảng chứng minh trường hợp a, cả lớp làm vào phiếu học tập – HS nhận xét bài làm ở trên bảng – HS suy nghĩ trả lời – HS suy nghĩ trả lời – HS ghi chú ý vào vở |
2.Tính chất: a) Định lí 1: Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau Chứng minh: (sgk trang 73) Chú ý: (sgk trang 73) |
– Treo bảng phụ (hình 23sgk) – Theo định lí 1, hình thang cân ABCD có hai đoạn thẳng nào bằng nhau ? – Dự đoán như thế nào về hai đường chéo AC và BD? – Ta phải cminh định lísau – Vẽ hai đường chéo, ghi GT-KL? – Em nào có thể chứng minh ? – GV chốt lại và ghi bảng |
– HS quan sát hình vẽ trên bảng – HS trả lời (ABCD là hình thang cân, theo định lí 1 ta có AD = BC) – HS nêu dự đoán … (AC = BD) – HS đo trực tiếp 2 đoạn AC, BD – HS vẽ hình và ghi GT-KL – HS trình bày miệng tại chỗ – HS ghi vào vở |
b) Định lí 2: Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau Cm: (sgk trang73) |
– GV cho HS làm ?3 – Làm thế nào để vẽ được 2 điểm A, B thuộc m sao cho ABCD là hình thang có hai đường chéo AC = BD? (gợi ý: dùng compa) – Cho HS nhận xét và chốt lại: + Cách vẽ A, B thoã mãn đk + Phát biểu định lí 3 và ghi bảng – Dấu hiệu nhận biết hthang cân? – GV chốt lại, ghi bảng |
– HS đọc yêu cầu của ?3 – Mỗi em làm việc theo yêu cầu của GV: + Vẽ hai điểm A, B + Đo hai góc C và D + Nhận xét về hình dạng của hình thang ABCD. (Một HS lên bảng, còn lại làm việc tại chỗ) – HS nhắc lại và ghi bài – HS nêu … |
3. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân: a) Định Lí 3: Sgk trang 74 b) Dấu hiệu nhận biết hình thang cân: 1. Hình thang có góc kề một đáy bằng nhau là hthang cân 2. Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hthang cân |
Hoạt động 3: Luyện tập |
||
– Học bài: thuộc định nghĩa, các tính chất, dấu hiệu nhận biết – Bài tập 12 trang 74 Sgk ! Các trường hợp bằng nhau của tam giác. – Bài tập 13 trang 74 Sgk ! Tính chất hai đường chéo hình thang cân và phương pháp chứng minh tam giác cân – Bài tập 15 trang 75 Sgk |
– HS nghe dặn – 3 trường hợp bằng nhau của tam giác – HS ghi chú vào vở |
– Bài tập 12 trang 74 Sgk – Bài tập 13 trang 74 Sgk – Bài tập 15 trang 75 Sgk |
Hoạt động 4: Vận dụng |
||
– Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hình thang cân, hai tính chất của hình thang cân. – Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang cân có mấy cách ? Kể ra ? |
|
– HS trả lời như SGK. – Muốn chứng minh một tứ giác là hình thang cân có hai cách: Chứng minh tứ giác đó là hình thang có góc kề đáy bằng nhau hoặc chứng minh tứ giác đó là hình thang có hai đường chéo bằng nhau. |
5. MỞ RỘNG |
||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học. Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao. |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
5. Hướng dẫn học sinh tự học (1p)
– Học bài và làm bài tập đầy đủ.
– Ôn tập và nắm chắc các Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết Hình thang cân.
– Hiểu rõ và nắm chắc định lý và cách chứng minh 3 định lý đó.
– BTVN: BT12+13+14+15+18 (SGK.T74+75).
BT24+30+31 (SBT.T63).