Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 10: Chia đơn thức cho đơn thức
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS nêu lên được khái niệm đa thức A chia hết cho đa thức B.
– HS nêu biết được khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B.
2. Kỹ năng:
– HS thực hiện thành thạo phép chia đơn thức cho đơn thức.
3. Thái độ: Học sinh hưởng ứng và rèn luyện khả năng suy luận, linh hoạt và sáng tạo. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi giải toán. Thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Phát triển năng lực:
– Biết cách chia đơn thức cho đơn thức: Phần số chia cho phần số, phần biến giống nhau chia cho phần biến giống nhau.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nhận xét, quy tắc, bài tập.
2. Học sinh: Ôn tập quy tắc nhân chia 2 lũy thừa cùng cơ số.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
?: Phát biểu và viết công thức chia hay lũy thừa cùng cơ số. – Áp dụng tính: |
Một HS lên bảng.- HS phát biểu và viết công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số. Bài tập |
3. Bài mới
1. KHỞI ĐỘNG Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm mục 1và mục 2 theo shd/30 HS: Thực hiện nhiệm vụ trên bảng nhóm. GV: Quan sát, HS hoạt động HS: Lên bảng thực hiện . HS: Nhận xét GV: Bổ sung, VÀO BÀI |
||
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
||
Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược nội dung. (5 phút)-Cho A, B (B ≠ 0) là hai đa thức, ta nói đa thức A chia hết cho đa thức B nếu tìm được đa thức Q sao cho A=B.Q – Tương tự như trong phép chia đã học thì: Đa thức A gọi là gì? Đa thức B gọi là gì? Đa thức Q gọi là gì? – Do đó A : B = ? – Hãy tìm Q = ? – Trong bài này ta chỉ xét trường hợp đơn giản nhât của phép chia hai đa thức là phép chia đơn thức cho đơn thức. |
– Đa thức A gọi là đa thức bị chia, đa thức B gọi là đa thức chia, đa thức Q gọi là đa thức thương. |
Mở đầu: A. gọi là đa thức bị chia. B gọi là đa thức chia. Q gọi là đa thức thương. |
– Ở lớp 7 ta đã biết: Với mọi x ≠ 0; m, n ∈ Ν, m ≥ n ta có: – Nếu m > n thì xm : xn = ? – Nếu m = n thì xm : xn = ? – Muốn chia hai lũy thừa cùng cơ số ta làm như thế nào? – Treo bảng phụ ?1 – Ở câu b), c) ta làm như thế nào? – Gọi ba học sinh thực hiện trên bảng. – Chốt: Nếu hệ số chia cho hệ số không hết thì ta phải viết dưới dạng phân số tối giản – Gọi hai học sinh thực hiện ?2 (đề bài trên bảng phụ) – Qua hai bài tập thì đơn thức A gọi là chia hết cho đơn thức B khi nào? – Vậy muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như thế nào? – Treo bảng phụ quy tắc, cho học sinh đọc lại và ghi vào tập |
xm : xn = xm-n , nếu m > n xm : xn=1 , nếu m = n. – Muốn chia hai lũy thừa cùng cơ số ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của lũy thừa bị chia trừ đi số mũ của lũy thừa chia. – Đọc yêu cầu ?1 – Ta lấy hệ số chia cho hệ số, phần biến chia cho phần biến – Thực hiện – Lắng nghe và ghi bài – Đọc yêu cầu và thực hiện – Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A. – HS.Nêu qui tắc như SGK HS:đọc quy tắc |
1/ Quy tắc. Nhận xét: Đơn thức A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ không lớn hơn số mũ của nó trong A. Quy tắc: (SGK)
|
3. LUYỆN TẬP |
||
– Phát biểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức. – Làm bài tập 59 trang 26 SGK. – Treo bảng phụ nội dung – Vận dụng kiến thức nào trong bài học để giải bài tập này? – Gọi ba học sinh thực hiện |
– HS đứng tại chổ trả lời. – Đọc yêu cầu bài toán – Vận dụng quy tắc chia đơn thức cho đơn thức để thực hiện lời giải. – Thực hiện |
Bài tập 59 trang 26 SGK. |
4. VẬN DỤNG |
||
– Treo bảng phụ ?3 – Câu a) Muốn tìm được thương ta làm như thế nào? – Câu b) Muốn tính được giá trị của biểu thức P theo giá trị của x, y trước tiên ta phải làm như thế nào? |
– Đọc yêu cầu ?3 – Lấy đơn thức bị chia (15x3y5z) chia cho đơn thức chia (5x2y3) – Thực hiện phép chiahai đơn thức trước rồi sau đó thay giá trị của x, y vào và tính P. |
|
5. MỞ RỘNG |
||
– Vận dụng được quy tắc chia đơn (đa) thức cho đơn thức. |
Làm bài tập phần mở rộng |
|
4. Hướng dẫn HS tự học
– Nắm vững khái niệm đa thức A chia hết cho đa thức B, khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B và quy tắc chia đơn thức cho đơn thức.
– Làm bài tập 59 SGK-tr26, 39, 40, 41 tr 7 SBT.
– Đọc bài chia đa thức cho đa thức.
Giáo án Toán 8 Bài 11: Chia đa thức cho đơn thức
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS chỉ ra được 1 đa thức A chia hết cho đơn thức B khi tất cả các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho B.
– HS phát biểu được quy tắc chia đa thức cho đơn thức.
2. Kỹ năng:
– Thực hiện đúng phép chia đa thức cho đơn thức (chủ yếu trong trường hợp chia hết). Biết trình bày ngắn gọn (chia nhẩm từng đơn thức rồi cộng lại KQ với nhau).
3. Thái độ: Học sinh hưởng ứng và rèn luyện khả năng suy luận, linh hoạt và sáng tạo. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi giải toán.
4. Phát triển năng lực:
– Biết cách sắp xếp đa thức theo lũy thừa tăng dần số mũ của biến.
– Biết thực hiện phép chia lần lượt từng hạng tử và chú ý dấu hạng tử.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi Bài tập.
2. Học sinh: HS làm bài đầy đủ ở nhà.
C. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ: (5′) Thực hiện các phép chia sau:
3. Bài mới
1. KHỞI ĐỘNG Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm mục 1và mục 2 theo shd/30 HS: Thực hiện nhiệm vụ trên bảng nhóm. GV: Quan sát, HS hoạt động HS: Lên bảng thực hiện . HS: Nhận xét GV: Bổ sung |
||
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC |
||
Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc thực hiện. (16 phút)-Hãy phát biểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức. – Chốt lại các bước thực hiện của quy tắc lần nữa. – Treo bảng phụ nội dung ?1 – Hãy viết một đa thức có các hạng tử đều chia hết cho 3xy2 – Chia các hạng tử của đa thức 15x2y5 + 12x3y2 – 10xy3 cho 3xy2 – Cộng các kết quả vừa tìm được với nhau – Qua bài toán này, để chia một đa thức cho một đơn thức ta làm như thế nào? – Treo bảng phụ nội dung quy tắc – Treo bảng phụ yêu cầu ví dụ – Hãy nêu cách thực hiện – Gọi học sinh thực hiện trên bảng – Chú ý: Trong thực hành ta có thể tính nhẩm và bỏ bớt một số phép tính trung gian. |
– Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau: – Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B. – Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến đó trong B. – Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau. – Đọc yêu cầu ?1 – Chẳng hạn: 15x2y5 + 12x3y2 – 10xy3 (15x2y5 + 12x3y2 – 10xy3) : 3xy2 = (15x2y5 : 3xy2) + (12x3y2 : 3xy2) + (–10xy3 : 3xy2) – Nêu quy tắc rút ra từ bài toán – Đọc lại và ghi vào tập – Đọc yêu cầu ví dụ – Lấy từng hạng tử của A chia cho B rồi cộng các kết quả với nhau – Thực hiện – Lắng nghe |
1/ Quy tắc. ?1 15x2y5 + 12x3y2 – 10xy3) : 3xy2 = (15x2y5 : 3xy2) + (12x3y2 : 3xy2) +(–10xy3 : 3xy2) Quy tắc: Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp cá hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau. Ví dụ: (SGK) Giải |
Hoạt động 2: Áp dụng. (8 phút) – Treo bảng phụ nội dung ?2 – Hãy cho biết bạn Hoa giải đúng hay không? – Để làm tính chia ta dựa vào quy tắc nào? – Hãy giải hoàn chỉnh theo nhóm |
– Đọc yêu cầu ?2 – Quan sát bài giải của bạn Hoa trên bảng phụ và trả lời là bạn Hoa giải đúng. – Để làm tính chia ta dựa vào quy tắc chia đa thức cho đơn thức. – Thảo luận nhóm và trình bày. |
2/ Áp dụng. ?2 a) Bạn Hoa giải đúng. |
3. LUYỆN TẬP |
||
HS hoạt động nhóm làm Bài 1- Báo cáo kq GV: Nhấn mạnh phép chia hết và phép không chia hết. HS hoạt động cá nhân làm bài 2 HS: Thực hiện nhiệm vụ GV: – Kiểm tra, hỗ trợ cách trình bày HS: Đại diện lên bảng trình bày GV: Nhận xét, bổ sung tương ứng từng phần. HS lhoạt động cặp đôi àm bài 3 Nhiệm vụ: + Đọc kỹ bài viết của bạn Bình. + Nêu nhận xét bài giải của bạn Bình. HS: thực hiện – Báo cáo kq GV: nhận xét – sửa sai (nếu có) |
– Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. – Lắng nghe và vận dụng. |
Bài 1/SHD- 33 Bài 2/SHD- 33 Làm Tính chia Bài 3/SHD- 33 Bạn Bình giải đúng. g) (3x2y2 – 6x2y + 12xy) : 3xy = 3xy(xy – 2x + 4) : 3xy = xy – 2x + 4 |
4. VẬN DỤNG |
||
– Làm bài tập 64 trang 28 SGK. – Treo bảng phụ nội dung – Để làm tính chia ta dựa vào quy tắc nào? – Gọi ba học sinh thực hiện trên bảng – Gọi học sinh khác nhận xét – Sửa hoàn chỉnh lời giải |
– Đọc yêu cầu – Để làm tính chia ta dựa vào quy tắc chia đa thức cho đơn thức. – Thực hiện – Thực hiện – Ghi bài vào tập |
Bài tập 64 trang 28 SGK. |
5. MỞ RỘNG |
||
– Vận dụng được quy tắc chia đơn (đa) thức cho đơn thức. – Làm bài tập phần 2,3/4 |
Làm bài tập phần mở rộng |
|
4. Hướng dẫn học ở nhà: (3 phút)
– Quy tắc chia đa thức cho đơn thức.
– Vận dụng giải bài tập 63, 65, 66 trang 29 SGK.
– Ôn tập kiến thức về đa thức một biến (lớp 7)
– Xem trước nội dung bài 12: “Chia đa thức một biến đã sắp xếp” (đọc kĩ các ví dụ trong bài học).
Xem thêm