Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 5: Dữ liệu trong máy tính
Câu 1: Một quyển sách A gồm 200 trang nếu lưu trữ trên đĩa chiếm khoảng 5MB. Hỏi 1 đĩa cứng 40GB thì có thể chứa khoảng bao nhiêu cuốn sách có dung lượng thông tin xấp xỉ cuốn sách A?
A. 8000.
B. 8129.
C. 8291.
D. 8192.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Đĩa cứng 40GB có thể lưu trữ số cuốn sách là: (40 x 1024): 5 = 8192 (cuốn).
Đáp án: D.
Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. 1MB = 1024KB.
B. 1B = 1024 Bit.
C. 1KB = 1024MB.
D. 1Bit = 1024B.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Đơn vị đo lượng thông tin theo thứ tự giảm dần là: PB, TB, GB, MB, KB, B, Bit. Các đơn vị cách nhau 1024 đơn vị trừ 1b = 8 Bit.
Đáp án: A.
Câu 3: Thông tin khi đưa vào máy tính, chúng đều được biến đổi thành dạng chung đó là:
A. Hình ảnh.
B. Văn bản.
C. Dãy bit.
D. Âm thanh.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Các dạng thông tin thường gặp là: hình ảnh, văn bản, âm thanh…Khi đưa vào máy tính chúng được mã hóa thành dạng chung đó là dãy bit.
Đáp án: C.
Câu 4: Hệ đếm nhị phân được sử dụng phổ biến trong Tin học vì:
A. Một mạch điện có 2 trạng thái (có điện/ không có điện) có thể dùng để thể hiện tương ứng “1” và “0”.
B. Dễ dùng.
C. Là số nguyên tố chẵn duy nhất.
D. Dễ biến đổi thành dạng biểu diễn trong hệ đếm 10.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Hệ đếm nhị phân được sử dụng phổ biến trong Tin học vì một mạch điện có 2 trạng thái (có điện/ không có điện) có thể dùng để thể hiện tương ứng “1” và “0”.
Đáp án: A.
Câu 5: Biểu diễn nhị phân của số Hexa 90F là:
A. 100101111.
B. 11100001001.
C. 100100001111.
D. 111101001.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Biểu diễn nhị phân của số Hexa 90F là: 100100001111.
Đáp án: C.
Câu 6: Xử lí thông tin là:
A. Biến thông tin thành dữ liệu.
B. Biến thông tin đầu vào thành một dạng thể hiện mới (đầu ra).
C. Biến thông tin không nhìn thấy được thành thông tin nhìn thấy được.
D. Tìm ra các quy tắc từ thông tin đã cho.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Xử lí thông tin là biến thông tin đầu vào thành một dạng thể hiện mới (đầu ra).
Đáp án: B.
Câu 7: Biểu diễn trong máy tính gồm mấy loại thông tin?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Đơn vị biểu diễn thông tin trong máy tính là dãy Bit (hay dãy nhị phân). Bit bao gồm 2 kí hiệu 0 và 1.
Đáp án: A.
Câu 8: Bit là gì?
A. Là đơn vị nhỏ nhất của thông tin được sử dụng trong máy tính.
B. Là một phần tử nhỏ mang một trong 2 giá trị 0 và 1.
C. Là một đơn vị đo thông tin.
D. Tất cả đều đúng.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Bit là:
– Đơn vị nhỏ nhất của thông tin được sử dụng trong máy tính.
– Một phần tử nhỏ mang một trong 2 giá trị 0 và 1.
– Một đơn vị đo thông tin.
Đáp án: D.
Câu 9: Dữ liệu là gì?
A. Là các số liệu hoặc là tài liệu cho trước chưa được xử lý.
B. Là khái niệm có thể được phát sinh, lưu trữ, tìm kiếm, sao chép, biến đổi…
C. Là các thông tin được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
D. Tất cả đều đúng.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Dữ liệu là:
– Các số liệu hoặc là tài liệu cho trước chưa được xử lý.
– Khái niệm có thể được phát sinh, lưu trữ , tìm kiếm, sao chép, biến đổi…
– Các thông tin được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
Đáp án: D.
Câu 10: Dữ liệu kiểu tệp:
A. Sẽ bị mất hết khi tắt máy.
B. Sẽ bị mất hết khi tắt điện đột ngột.
C. Không bị mất khi tắt máy hoặc mất điện.
D. Tất cả đều sai.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Vì dữ liệu tệp được lưu ở bộ nhớ ngoài, mà bộ nhớ ngoài sẽ không mất khi bị tắt máy hay cúp điện.
Đáp án:C.
Câu 11: Đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là gì?
A. Digit.
B. Byte.
C. Kilobyte.
D. Bit.
Hướng dẫn giải
Trả lời: Bit là viết tắt của Binary Digit, là đơn vị cơ bản dùng để đo lượng thông tin trong máy tính, tính dung lượng của bộ nhớ như: ổ cứng, USB, thẻ nhớ, RAM… Bit là thuật ngữ chỉ phần nhỏ nhất của bộ nhớ máy tính có thể lưu trữ một trong hai trạng thái thông tin là 0 hoặc 1 (có thể hiểu là trạng thái bật hoặc tắt của bóng bán dẫn trong máy tính).
Đáp án: D.
Câu 12: Một bit được biểu diễn bằng:
A. Chữ số bất kì.
B. Một chữ cái.
C. Kí hiệu 0 hoặc 1.
D. Một kí hiệu đặc biệt.
Hướng dẫn giải
Trả lời:
– Với dãy số dài thì mỗi số sẽ được chuyển thành dãy số kí hiệu 0 và 1.
– Mỗi dãy các kí hiệu 0 và 1 như vậy được gọi là dãy bit.
– Kí hiệu là một bit.
Đáp án: C.
Câu 13: Bao nhiêu “byte” tạo thành một “kilobyte”?
A. 64.
B. 8.
C. 1 024.
D. 2 028.
Hướng dẫn giải
Trả lời:1 Kilobyte = 1 024 byte.
Đáp án: C.
Câu 14: Trong các câu sau đây, em hãy chọn những câu đúng khi nói về dữ liệu trong máy tính:
A. Các kí tự “0”, “1”, “2”,…, “9” được số hóa thành dãy bit khác với số nhị phân biểu diễn số lượng 0,1,2,… 9.
B. Các chữ số “0”, “1”, “2”,…, “9” được số hóa thành dãy bit gọi là số nhị phân biểu diễn số lượng 0, 1, 2,…9.
C. Số “12” trong văn bản được số hóa thành dãy bit bằng cách xếp liền nhau các số nhị phân biểu diễn số 1, số 2.
D. Số “12” trong một phép tính số học được số hóa thành dãy bit bằng số nhị phân biểu diễn số 12.
E. Đáp án A, D đều đúng.
Hướng dẫn giải
Trả lời:
– Các kí tự “0”, “1”, “2”,…, “9” được số hóa thành dãy bit khác với số nhị phân biểu diễn số lượng 0,1,2,… 9.
– Số “12” trong một phép tính số học được số hóa thành dãy bit bằng số nhị phân biểu diễn số 12.
Đáp án: E.
Câu 15: Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Trong máy tính chỉ có ba loại dữ liệu số hóa là dữ liệu văn bản số, dữ liệu âm thanh số và dữ liệu hình ảnh số.
B. Máy tính điện tử xử lí được mọi loại dữ liệu.
C. Máy tính điện tử chỉ xử lí được dữ liệu số hóa.
D. Thiết bị số làm việc với dữ liệu số hóa.
E. Cả A, B đều đúng.
Hướng dẫn giải
Trả lời:
– Trong máy tính chỉ có ba loại dữ liệu số hóa là dữ liệu văn bản số, dữ liệu âm thanh số và dữ liệu hình ảnh số => Sai vì còn thiếu số nhị phân.
– Máy tính điện tử xử lí được mọi loại dữ liệu => Sai. Chỉ xử lí được dữ liệu số hóa.
Đáp án: E.