Tin học lớp 6 Bài 10: Sơ đồ tư duy
A. Lý thuyết Tin học 6 Bài 10: Sơ đồ tư duy
1. Sơ đồ tư duy
– Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan, bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.
– Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết tổng hợp hay phân tích vấn đề.
2. Cách tạo sơ đồ tư duy
– Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
– Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
– Phát triền thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.
– Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.
3. Thực hành: Tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính
Phần 1: Khởi động phần mềm
– Chọn Map themes
– MindMaple
– Ok
Phần 2: Tạo tên sơ đồ tư duy
– Nháy chuột vào Central Topic
– Nhập tên chủ đề chính sổ LƯU NIỆM LỚP 6A.
Phần 3: Tạo các chủ đề nhánh
– B1: Chọn Insert
– B2: Chọn Subtopic
– B3: Tạo tên cho chủ đề nhánh
Phần 4: Tạo các chủ đề nhánh để hoàn thiện sơ đồ tư duy.
– Tạo các chủ đề nhánh chọn Insert/Subtopic.
– Nháy chuột vào chủ đê nhánh vừa tạo để nhập tên.
– Thực hiện các bước cần thiết để hoàn thành sơ đồ tư duy ghi lại nội dung cuốn sổ lưu niệm của lớp em.
B. 15 câu trắc nghiệm Tin học 6 Bài 10: Sơ đồ tư duy
Câu 1: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?
A. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
B. Nên bố tri thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
C. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.
Trả lời:
– Các chủ đề nhánh và các đường kẻ nối giữa các chủ đề càng gần trung tâm thì càng quan trọng nên khi tạo cần nôi bật hơn các đường kẻ ở xa hình ảnh trung tâm.
– Các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn.
– Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm sẽ làm bố cục cân đối, sáng sủa. Người xem sẽ dễ dàng và nhanh chóng hiều được nội dung.
– Màu sắc có tác dụng kích thích não bộ như hình ảnh. Sử dụng màu sắc giúp người xem nhanh chong hiều, ghi nhớ và thúc đẩy sáng tạo.
Đáp án: D.
Câu 2: Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm?
A. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh.
B. Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính).
C. Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính).
D. Cả 3 ý trên.
Trả lời:
– Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính).
– Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính).
– Các ý chi tiết của chủ đề nhánh.
– Câu giải thích thêm cho chủ đề phụ.
Đáp án: D.
Câu 3: Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:
1. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.
3. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.
A. 1 – 2 – 3 – 4.
B. 1 – 3 – 2 – 4.
C. 4 – 3 – 1 – 2.
D. 4 – 1 – 2 – 3.
Trả lời: Hãy sắp xếp các bước tạo sơ đồ tư duy:
1. Viết chủ đề chính ở giữa tờ giấy. Dùng hình chữ nhật, elip hay bất cứ hình gì em muốn bao xung quanh chủ đề chính.
3. Từ chủ đề chính, vẽ các chủ đề nhánh.
2. Phát triển thông tin chi tiết cho mỗi chủ đề nhánh, lưu ý sử dụng từ khoá hoặc hình ảnh.
4. Có thể tạo thêm nhánh con khi bổ sung thông tin vì sơ đồ tư duy có thể mở rộng về mọi phía.
Đáp án: B.
Câu 4: Khi cần ghi chép một nội dung với nhiều thông tin (từ một hoặc nhiều người), hình thức ghi chép nào sau đây sẽ giúp chúng ta tổ chức thông tin phù hợp nhất với quá trình suy nghĩ và thuận lợi trong việc trình bày cho người khác?
A. Liệt kê bằng văn bản.
B. Kẻ bảng (theo hàng, cột).
C. Vẽ sơ đồ (với các đường nối).
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Trả lời: Khi cần ghi chép một nội dung với nhiều thông tin (từ một hoặc nhiều người), hình thức giúp chúng ta tổ chức thông tin phù hợp nhất với quá trình suy nghĩ và thuận lợi trong việc trình bày cho người khác là:
Đáp án: (C) Vẽ sơ đồ (với các đường nối).
Câu 5: Sơ đồ tư duy là gì?
A. Bản vẽ kiến trúc một ngôi nhà.
B. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi.
C. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.
D. Văn bản của một vở kịch, bộ phim hoặc chương trình phát sóng,
Trả lời: Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng.
Đáp án: C.
Câu 6: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:
A. Mở bài, thân bài, kết luận.
B. Tiêu đề, đoạn văn.
C. Chương, bài, mục.
D. Chủ đề chính, chủ đề nhánh,
Trả lời: Sơ đồ tư duy thường được tạo ra từ một chủ đề chính, sau đó phát triển các chủ đề nhánh xung quanh.
Đáp án: D.
Câu 7: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:
A. Con người, đồ vật, khung cảnh,…
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…
D. Bút, giấy, mực.
Trả lời: Bút, giấy, mực, phần mềm máy tính là công cụ để tạo ra sơ đồ tư duy. Con người , đồ vật, khung cảnh, … có thể là đối tượng được nói đến trong sơ đồ tư duy chứ không phải là thành phần.
Đáp án: C.
Câu 8: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gỉ?
A. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cử đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
B. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.
C. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
D. Hạn chế khả năng sáng tạo.
Trả lời:
– Khi tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy, chúng ta không dễ dàng thay đổi, thêm bớt nội dung như khi tạo sơ đồ tư duy băng phần mềm trên máy tính.
– Sản phẩm tạo ra trên giấy rất khó để sử dụng chúng cho mục đích khác.
– Bản vẽ tay khó chia sẻ khi mọi người các địa điểm khác nhau.
– Chỉ cần giấy và bút là những vật rất phổ biến, chúng ta có thể tạo sơ đồ tư duy ở bất kì đâu.
Đáp án: B.
Câu 9: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?
A. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
B. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
C. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tinh khác.
Trả lời: Tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính cần công cụ hỗ trợ như máy tính, bút, … và nơi làm việc thích hợp.
Đáp án: B.
Câu 10: Phần mềm nào giúp chúng ta tạo được sơ đồ tư duy một cách thuận tiện?
A. MindJet.
B. MindManager.
C. Cả 2 đáp án trên đều sai.
D. Cả 2 đáp án trên đều đúng.
Trả lời: Có phần mềm được thiết kế với mục đích giúp chúng ta thuận lợi trong việc tạo ra một sơ đồ tư duy. Đó là phần mềm:
– MindManager.
– MindJet.
Đáp án: D.
Câu 11: Cho sơ đồ tư duy sau:
Tên chủ đề chính là:
A. Kiên định hành động.
B. Bạn đang ở đâu.
C. Thời gian đạt được.
D. Kế hoạch cuộc đời.
Trả lời: Tên chủ đề chính là kế hoạch cuộc đời.
Đáp án: D.
Câu 12: Cho sơ đồ tư duy bên dưới:
Hãy cho biết tên của các chủ đề nhánh?
A. Kiên định hành động.
B. Bạn đang ở đâu? Bạn muốn gì? Làm thế nào đạt được?
C. Thời gian đạt được.
D. Điều chỉnh.
E. Tất cả các đáp trên.
Trả lời: Tên của các chủ đề nhánh là:
– Kiên định hành động.
– Bạn đang ở đâu? Bạn muốn gì? Làm thế nào đạt được?
– Thời gian đạt được.
– Điều chỉnh.
Đáp án: A.
Câu 13: Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:
1. Tạo sơ đồ tư duy mới.
2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ.
3. Tạo chủ đề chính.
4. Tạo chủ đề nhánh.
5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn.
A. 1-3-4-5-2.
B. 1-2-3-4-5.
C. 5-1-2-3-4.
D. 5-4-3-2-1.
Trả lời: Các bước sử dụng phần mềm MindMaple Lite vẽ sơ đồ tư duy:
– Bước 1. Tạo sơ đồ tư duy mới.
– Bước 2. Tạo chủ đề chính.
– Bước 3. Tạo chủ đề nhánh.
– Bước 4. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn.
– Bước 5. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ.
Đáp án: A.
Câu 14: Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy bằng phần mềm MindMaple Lite thì ta cần lưu lại bằng cách nào?
A. File/Save.
B. File/Close.
C. File/Open.
D. Tất cả đều sai.
Trả lời: Khi đã hoàn thành sơ đồ tư duy bằng phần mềm MindMaple Lite thì ta cần lưu lại bằng cách vào File/Save.
Đáp án: A.
Câu 15: Cách tạo sơ đồ tư duy?
A. Vẽ thủ công.
B. Sử dụng phần mềm máy tính.
C. Cả A, B đều đúng.
D. Cả A, B đều sai.
Trả lời: Có 2 cách tạo sơ đồ tư duy là: tạo bằng cách thủ công (tay) và dùng phần mềm máy tính.
Đáp án: C.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 9: An toàn thông tin trên internet
Lý thuyết Bài 10: Sơ đồ tư duy
Lý thuyết Bài 11: Định dạng văn bản
Lý thuyết Bài 12: Trình bày thông tin ở dạng bảng
Lý thuyết Bài 13: Thực hành tìm kiếm và thay thế