Soạn bài Vụ cải trang bất thành
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 11 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
– Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
– Khi đọc hiểu văn bản truyện trinh thám, các em cần chú ý:
+ Nhận diện được tình huống nảy sinh vụ án xuất hiện ở phần đầu của truyện.
+ Báo sát các tình huống của câu chuyện, nhất là những chi tiết quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt để khám phá ra sự thật.
+ Xác định được nhân vật chính (thám tử hoặc điều tra viên…). Tìm hiểu những hành động, việc làm, lời nói, suy nghĩ, phán đoán của nahan vật này trong quá trình tìm ra chân tướng vụ việc.
+ Phân tích nết đặc sắc nghệ thuật kể chuyện qua việc xây dựng tình huống, lựa chọn ngôi kể, thay đổi điểm nhìn, ngôn ngữ và giọng điệu khi kể.
+ Suy nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa xã hội, nhân sinh mà truyện đặt ra và liên hệ với cuộc sống ngày nay.
– Đọc trước văn bản Vụ cỉa trang bất thành, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn An-thơ Đô-nan Đoi-lơ (Arthur Conan Doyle) và tác phẩm Sơ-lốc Hôm (Sherlock Holmes).
– Nhan đề của truyện gợi cho em nghĩ về điều gì?
Trả lời:
– Thông tin về nhà văn An-thơ Đô-nan Đoi-lơ (Arthur Conan Doyle) và tác phẩm Sơ-lốc Hôm (Sherlock Holmes):
+ Arthur Conan Doyle chào đời ngày 22/5/1859 tại Edinburgh, thủ đô của Scotland – một quốc gia thuộc Vương quốc Anh và Bắc Irland.
+ Năm 1875, lúc 16 tuổi, còn học sinh, Conan Doyle đã chủ động rời bỏ đạo Thiên Chúa, để theo thuyết bất khả tri / agnosticism.
+ Giai đoạn 1876 – 1881, ông là sinh viên Y khoa thuộc Viện Đại học Edinburgh; Sau đó, làm bác sĩ trên tàu biển, rồi mở phòng khám tại TP Plymouth ở Anh.
+ Năm 1885, Conan Doyle bảo vệ thành công luận án tiến sĩ y học với đề tài giang mai thần kinh/tabes dorsalis.
+ Năm 1887, tiểu thuyết A Study in Scarlet / Cuộc điều tra màu đỏ / Truy tìm sợi chỉ đỏ (Hoàng Cường dịch nhan đề thành Chiếc nhẫn tình cờ) của Conan Doyle trình làng. Văn phẩm này lần đầu giới thiệu cặp nhân vật hư cấu tuyệt vời: Thám tử Sherlock Holmes và bạn thân là bác sĩ John H. Watson.
+ Thời gian 1887 – 1914, Conan Doyle sáng tác 4 tiểu thuyết cùng 56 truyện ngắn mô tả năng lực điều tra phá án của Sherlock Holmes. 3 tiểu thuyết kia có các nhan đề The Sign or the Four / Truy tìm dấu bộ tứ (1890), The Hound or the Baskervilles / Con chó săn của dòng họ Beskervilles (1901), The Valley of Fear / Thung lũng khủng khiếp (1915). Truyện ngắn của Conan Doyle viết về Sherlock Holmes đăng lần lượt trên các báo và tạp chí, sau tổng hợp thành 5 tập.
+ Không chỉ sáng tác văn chương, Conan Doyle còn làm nhiều việc khác. Năm 1890, ông sang Vienne, thủ đô nước Áo, học thêm về nhãn khoa. Năm 1891, đến London, thủ đô Anh quốc, lập phòng khám mắt, Conan Doyle viết thư gửi mẹ: “Con nghĩ đến việc giết chết… Sherlock Holmes. Hắn khiến đầu óc con chẳng thể suy nghĩ gì sất”. Mẹ ông hồi âm: “Con có thể làm điều con cho rằng đúng, nhưng đông đảo bạn đọc không dễ đồng ý vậy đâu”.
+ Ngày 7/7/1930, tại hạt Hampshire ở nước Anh, Conan Doyle từ trần
– Nhan đề của truyện gợi cho em nghĩ về điều về một vụ cải trang để làm điều mờ ám nhưng không thành công.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Câu chuyện kể về vụ phá án của thám tử Sherlock Holmes, tìm một người tên En-giô mất tích trong chính ngày cử hành hôn lễ của mình và ông thám tử đã phát hiện ra nhiều điều thú vị.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Những kĩ năng nào của thám tử Hôm được thể hiện gián tiếp qua lời nói của chính nhân vật này?
Trả lời:
– Những kĩ năng : Quan sát, phân tích, ghi nhớ và đánh giá.
Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Bằng quan sát, Hôm đã phát hiện ra điều gì đáng chú ý ở Me-ri?
Trả lời:
– Bằng quan sát Hôm đã phát hiện ra điều đáng chú ý ở Me-ri: Me-ri đã viết điều gì đó trước khi ra khỏi nhà và sau khi đã mặc trang phục chỉnh tề.
Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hôm đã nhận ra điều gì bất thường trong mẩu thông báo?
Trả lời:
– Điều bất thường trong mẩu thông báo: không có chữ kì, chỉ có độc một chữ Hót-mơ En-giô, không có địa chỉ cụ thể.
Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chi tiết này đã giải thích việc là nào của thám tử Hôm ở phần (1).
Trả lời:
– Chi tiết này đã giải thích viêch thám tử Hôm viết thư gửi cho dượng của cô Me-ri và yêu cầu ông ta đến gặp lúc 6 giờ.
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Gã đàn ông mà Hôm nhắc đến đây là ai?
Trả lời:
– Gã đàn ông đó chính là ông Uyn-đi-banh, cha dượng của cô Me-ri.
Câu 6 (trang 16 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hôm đã vạch trần quỷ kế nào của gã đàn ông?
Trả lời:
– Gã đàn ông đã lợi dụng sự đồng loã của vợ và sự cận thị nặng của cô gái, cải trang thành một người đàn ông khác, luôn phải đeo kính màu, đeo râ tóc giả, biến giọng nói thông thường thành giọng nói thì thầm khó nghe.
Câu 7 (trang 16 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Hôm đã tiếp tục chỉ ra những thủ đoạn nào của Uyn-đi-banh?
Trả lời:
– Uyn-đi-banh đã yêu cầu cô Me-r đặt tay lên Kinh thánh sẽ chung thuỷ như nhất, dù có biến cố gì xảy ra chia li hai trái tim nhằm trói buộc cô vào cuộc hôn ước với Hót-mơ En-giô với mục đích trói buộc cô En-giô ở nhà ít nhất mười năm.
Câu 8 (trang 16 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý những câu văn cho thấy rõ thái độ của Hôm đối với kẻ xấu.
Trả lời:
– Phải, luật pháp thì không thể động tới ông được. Nhưng không có kẻ nào đáng bị trừng phạt hơn ông đâu. Nếu cô Me-ri mà có một người anh trai hoặc có bạn trai, thì ông đã tan xương nát thịt rồi.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 17 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Dựa vào phần lược trích ở đầu văn bản Vụ cải trang bất thành, hãy xác định tình huống nảy sinh vụ án.
Trả lời:
– Tình huống nảy sinh vụ án: đến hôm làm lễ ở nhà thờ, En-giô đến đón Me-ri và mẹ nhưng vì sợ chật nên để họ ngồi trên một chiếc xe ngựa còn En-giô lên một chiếc xe khác. Khi tới nơi thì En-giô biến mất.
Câu 2 (trang 17 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Văn bản trên có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Dựa vào đâu để xác định điều đó?
Trả lời:
– Nhân vật: Hôm, Oát-xơn, Me-ri, mẹ Me-ri và ông Uyn-đi-banh.
– Nhân vật chính là: Hô, và ông Uyn-đi-banh.
– Dựa vào cuộc hội thoại giữa hai người và số lần tên của hai nhân vật xuất hiện.
Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Trong văn bản, thám tử Hôm đã tìm ra chân tướng của vụ việc như thế nào? Qua đó, em thấy được những năng lực nào của nhân vật Hôm?
Trả lời:
– Thám tử Hôm đã thấy điều đặc biệt trong lá thư mà ông Uyn-đi-banh gửi cho thám tử Hôm. Qua đó em thấy được những năng lực: quan sát, kết nối và tổng hợp thông tin, suy luận logic ở nhân vật Hôm.
Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Ở cuối văn bản, thái độ của Hôm đối với Uyn-đi-banh như thế nào? Thái độ đó cùng với quá trình tìm ra sự thật của Hôm đã cho thấy nhân vật thám tử này là người thế nào?
Trả lời:
– Ở cuối văn bản, thái độ của Hôm đối với Uyn-đi-banh rất giận dữ. Qua đó cho thấy Hôm là người công bằng, có khát vọng truy tìm sự thật, kiên quyết chống lại cái ác để đấu tranh cho lẽ phải.
Câu 5 (trang 17 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Người kể chuyện trong văn bản trên là ai? Theo em sự lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung câu chuyện và thái độ của tác giả?
Trả lời:
– Người kể chuyện trong văn bản trên là Oát-xơn.
– Sự lựa chọn ngôi kể như trên khiến cho nội dung câu chuyện trở nên khách quan, chân thật hơn. Đồng thời thái độ tác giả cũng hiện lên rõ nét hơn.
Câu 6 (trang 17 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nếu là cô Me-ri, em sẽ rút ra được bài học gì?
Trả lời:
Nếu là cô Me-ri, em rút ra được bài học là không nên nhẹ dạ, cả tin, cần phải có sự tìm hiểu kĩ lưỡng khi bắt đầu một mối quan hệ.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chuyện người con gái Nam Xương
Vụ cải trang bất thành
Thực hành tiếng Việt trang 17
Thực hành đọc hiểu: Dế chọi
Viết truyện kể sáng tạo
Kể một câu chuyện tưởng tượng