Soạn bài Nội dung ôn tập Tập 1
Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Khi đọc các văn bản thơ trong sách Ngữ văn 9, tập một, em cần chú ý những gì (nội dung, nghệ thuật, bối cảnh ra đời…)?
Trả lời:
Khi đọc các văn bản thơ trong sách Ngữ văn 9, tập một, cần chú ý:
– Thi luật của các thể thơ
– Cách ngắt nhịp, gieo vần
– Đề tài, nội dung, bối cảnh ra đời
– Các yếu tố nghệ thuật được sử dụng
– Nhân vật trữ tình, bút pháp…
– …
Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phân biệt thể loại truyện và truyện thơ Nôm trong sách Ngữ văn 9, tập một; nêu một số lưu ý về cách đọc mỗi thể loại.
Trả lời:
– Truyện thơ Nôm là truyện kể bằng thơ viết bằng chữ Nôm
Lưu ý: cốt truyện theo motip Gặp gỡ – Lưu lạc – Đoàn tụ; nhân vật chia thành các tuyến đối lập.
– Truyện là các tác phẩm tự sự văn xuôi.
Lưu ý: cốt truyện, tình huống truyện độc đáo, tuyến nhân vật phức tạp…
Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 9, tập một có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các văn bản này. Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản thông tin?
Trả lời:
– Đề tài và chủ đề chung là đều nói đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới với nét hùng vĩ, đồ sộ,
– Ý nghĩa: ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng; cung cấp thông tin và lời mời gọi ghé thăm,
– Lưu ý: nhan đề, trình tự sắp xếp thông tin, cách phân loại các đối tượng,
Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Các văn bản nghị luận xã hội trong sách Ngữ văn 9, tập một có chung nội dung gì? Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản này?
Trả lời:
– Nội dung chung là đều hướng con người tới những vấn đề đáng quan tâm, mang tính thời sự và mong muốn con người thay đổi tốt đẹp hơn.
– Lưu ý: Chú ý luận đề, hệ thống luận điểm, lí lẽ, tìm ra các bằng chứng thuyết phục.
Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy các văn bản trong sách Ngữ văn 9, tập một có nội dung gần gũi và thiết thực đối với đời sống hiện nay.
Trả lời:
Trong chủ đề Nghị luận xã hội, người biên soạn đã chọn lựa tác phẩm Bàn về đọc sách nhằm đưa ra những vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết, nhất là trong thời đại mọi thứ vội vã như hiện tại thì đọc sách lại càng được coi là hành động cần thiết.
Viết
Câu 6 (trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Các kiểu văn bản được luyện viết trong sách Ngữ văn 9, tập một gồm những kiểu văn bản nào? Những nội dung đọc hiểu có vai trò như thế nào với phần Viết?
Trả lời:
– Các kiểu văn bản: tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng
– Những nội dung đọc hiểu có vai trò là phần cung cấp tri thức nền, làm mẫu cho việc viết của học sinh.
Câu 7 (trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Sách Ngữ văn 9, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Kĩ năng nào em thấy khó? Vì sao?
Trả lời:
– Kĩ năng:
+ Viết văn bản theo 4 bước: chuẩn bị; tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa
+ Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp
+ Miêu tả và tự sự trong văn thuyết minh….
– Kĩ năng thêm các thao tác khác trong trong dạng văn khá khó vì nó đòi hỏi cần có kiến thức và kinh nghiệm về nhiều dạng văn
Nói và nghe
Câu 8 (trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Những nội dung rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 9, tập một liên quan như thế nào với phần Đọc hiểu và Viết? Xác định kĩ năng trọng tâm (nói, nghe hay nói nghe tương tác) ở mỗi bài học.
Trả lời:
– Mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau.
– Kĩ năng trọng tâm:
+ Kể một câu chuyện tưởng tượng.
+ Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự.
+ Thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
+ Thảo luận, lắng nghe.
Tiếng Việt
Câu 9 (trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 9, tập một là gì? Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?
Trả lời:
– Nội dung chính:
+ Từ ngữ
+ Ngữ pháp: cấu trúc, câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt, rút gọn…
+ Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp….
+ Sự phát triển của ngôn ngữ
– Mối quan hệ bổ sung, tác động qua lại lẫn nhau
Câu 10 (trang 140 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phân tích tác dụng của các kiểu câu, từ ngữ, biện pháp tu từ… trong một văn bản văn học tự chọn.
Trả lời:
Văn bản Làng:
– Sử dụng nhiều kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu rút gọn và câu đặc biệt
=> tạo nên sự đa dạng trong lời văn
– Từ ngữ mang đậm tính khẩu ngữ
=> tạo sự gần gũi với người nông dân
– Các biện pháp tu từ: điệp ngữ, câu hỏi tu từ, liệt kê,…
=> sự hấp dẫn
– Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm
=> tạo ra chiều sâu tâm trạng cho nhân vật
Định hướng đánh giá
Nội dung |
Kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng các kiến thức tiếng Việt và văn học đã học trong sách Ngữ văn 9, tập một vào việc đọc hiểu và viết văn bản. Các kiến thức và kĩ năng đã học được yêu cầu vận dụng vào tình huống mới, với ngữ liệu mới tương tự các ngữ liệu đã học cả về nội dung, hình thức và độ khó; khuyến khích những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo trong nội dung và cách thể hiện, trình bày. |
Hình thức |
Thời lượng làm bài đánh giá trong 2 tiết (90 phút) với hai yêu cầu: – Yêu cầu đọc hiểu một văn bản mới có thể hoại hoặc kiểu văn bản tương tự các văn bản đã học trong sách Ngữ văn 9, tập một. Câu hỏi đọc hiểu kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và viết câu trả lời ngắn. Các câu hỏi tập trung kiểm tra sự vận dụng kiến thức văn học và tiếng Việt đã học trong học kì I. – Yêu cầu viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn với hình thức như các kiểu văn bản đã được học, gồm nghị luận phân tích một tác phẩm thơ, truyện, một đoạn trích tác phẩm văn học; nghị luận về một vấn đề xã hội; thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. |
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Hướng dẫn tự học trang 138
Nội dung ôn tập
Tự đánh giá cuối học kì 1
Tri thức Ngữ văn trang 3
Chuyện người con gái Nam Xương
Vụ cải trang bất thành