Soạn bài Nhật kí đô thị hóa
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2)
– Đọc trước bài thơ Nhật kí đô thị hoá, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Mai Văn Phấn.
– Em hiểu đô thị hoá là gì? Tìm và ghi lại một số thông tin cơ bản về quá trình đô thị hoá ở địa phương em (nếu có) từ các nguồn tài liệu (sách, báo, Internet…).
Trả lời:
– Thông tin về nhà thơ Mai Văn Phấn:
+ Nhà thơ Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Hiện sống và sáng tác tại thành phố Hải Phòng.
+ Ông được xem là gương mặt thơ ca tiêu biểu của Việt Nam trong hơn 20 năm qua bởi những nỗ lực cách tân không mệt mỏi.
+ Ông là nhà thơ có ý thức học hỏi những nền thơ ca hiện đại đi trước, sẵn sàng thu nạp kỹ thuật của các trường phái, triết thuyết để thử nghiệm làm mới, làm khác biệt tác phẩm của mình. Thơ ông nghiêng về lý trí, điêu luyện về dùng chữ, tân kỳ trong áp dụng các kỹ thuật trường phái thơ ca khác nhau; xử lý hài hòa giữa thành tựu thơ ca truyền thống và sự cách tân hiện đại.
+ Nhà thơ Mai Văn Phấn đang hướng đến một giọng thơ Việt dựa trên thẩm mỹ quan cá nhân độc lập.
+ Từ tập thơ đầu tay xuất bản năm 1992, đến nay (tháng 11/2023), ông đã xuất bản khoảng 16 tập thơ và 1 tập phê bình – tiểu luận tại Việt Nam; gần 30 tập thơ và tác phẩm dịch ở nước ngoài và trên mạng phát hành sách của Amazon (thơ ông dịch ra khoảng 40 ngôn ngữ). Nhà thơ Mai Văn Phấn là 1 trong số rất ít nhà thơ Việt Nam được giới thiệu rộng rãi ra quốc tế.
+ Nhà thơ Mai Văn Phấn giành một số giải thưởng văn học Việt Nam và quốc tế, trong đó có giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010 và giải thưởng Cikada của Thụy Điển 2017.
– Đô thị hóa được hiểu là quá trình mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hoặc số dân đô thị trên tổng diện tích hoặc số dân của một khu vực hoặc vùng. Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng được tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên theo thời gian.
– Tỉnh Hải Dương có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Nằm trên hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, kề sát vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc bộ. Toàn tỉnh đã hình thành một số khu đô thị mới hiện đại, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Hoàn thành việc điều chỉnh địa giới hành chính và nâng cấp thành phố Hải Dương lên đô thị loại I, Chí Linh trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, Kinh Môn trở thành thị xã. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 32,2%
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính
Bài thơ là những kí ức về thời thơ ấu gắn liền với quê hương, với hình bóng mẹ của tác giả, đồng thời là sự tiếc nuối trước sự thay đổi của cuộc sống hiện nay
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Em hiểu nhan đề của bài thơ như thế nào?
Trả lời:
– Nhật kí đô thị hóa là ghi chép sự thay đổi cuộc sống khi quá trình đô thị hoá diễn ra.
Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Trả lời:
– Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhân vật “tôi” – chính là tác giả.
Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý những hình ảnh thuộc về “ngày thơ ấu”.
Trả lời:
– Những hình ảnh về “ngày thơ ấu”:
+ Lỗ đáo.
+ Đôi chân cò lội nước.
+ Nơi chó đá đầu làng.
+ Bến sông.
Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Biện pháp tu từ nào được dùng trong khổ thơ này?
Trả lời:
– Biện pháp tu từ được dùng trong khổ thơ này là: so sánh.
Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chú ý những hình ảnh thể hiện suy nghĩ của nhà thơ.
Trả lời:
– Những hình ảnh thể hiện suy nghĩ của nhà thơ:
+ “Làm ngọn nến mùa thu đi rước đuốc”.
+ “Ngôi nhà là chiếc đèn lồng”.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chỉ ra bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong bài thơ Nhật kí đô thị hóa.
Trả lời:
– Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (12 dòng thơ đầu): ký ức về thời thơ ấu gắn liền với quê hương, với hình bóng mẹ.
+ Phần 2 (còn lại): thách thức của đô thị.
Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Về “ngôi nhà của mẹ”, “chạm phải tay mình ngày thơ ấu”, người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm gì và có những cảm xúc nào?
Trả lời:
– Về “ngôi nhà của mẹ”, “chạm phải tay mình ngày thơ ấu”, người con đã hồi tưởng về những kỉ niệm: hình ảnh ngôi nhà như chiếc bánh không nhân, hình ảnh đồng xu cũ, chó đá đầu làng, tiếng gọi, hình ảnh mẹ ra bến sông.
– Cảm xúc của tác giả: tiếc nuối, buồn tủi khi miêu tả dấu vết của thời gian đồng thời cho thấy tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Trước “những bước chân đô thị”, người con có suy nghĩ gì?
Trả lời:
– Trước “những bước chân đô thị”, người con cảm thấy bất an trước sự thay đổi của cuộc sống đô thị, tiếc nuối cho những giá trị xưa cũ, những nét đẹp của thời thơ ấu.
Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ. Em thích nhất hình ảnh nào trong tác phẩm? Vì sao?
Trả lời:
– Biện pháp tu từ ẩn dụ: “bóng tối dẫn tôi về ngôi nhà của mẹ”.
– Biện pháp tu từ so sánh: “ngôi nhà như chiếc bánh không nhân”
=> Thể hiện được sự thiếu vắng, lạc lõng trước sự thay đổi của thực tại.
– Em thích nhất là hình ảnh: “Và ngôi nhà của mẹ là chiếc đèn lồng lặng lẽ sáng dần lên” vì có lẽ đây là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng, niềm hi vọng về sự gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống.
Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Xác định cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của tác giả thể hiện trong bài thơ.
Trả lời:
– Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ: trân trọng những giá trị của gia đình, truyền thống trong môi trường hiện đại.
– Tư tưởng của tác giả: niềm tự hào, trân trọng các giá trị truyền thống. Bày tỏ sự tiếc nuối trước sự thay đổi của cuộc sống. Ngoài ra tác giả còn thể hiện tình cảm sâu sắc đối với gia đình và ký ức thời thơ ấu.
Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Từ bài Chiều xuân (Anh Thơ) và bài Nhật kí đô thị hóa (Mai Văn Phấn), hãy nêu cảm nghĩ của em khi được đứng trước một cảnh đồng quê yên bình.
Trả lời:
Khi đứng trước cảnh đồng quê yên bình, em cảm thấy bản thân như đang hòa mình trước thiên nhiên thực tại. Dường như bản thân như thuộc về cảnh vật nơi đây với tất cả sự trong trẻo, dễ chịu của nó. Không có khói bụi của thành phố, sự ồn ào của tiếng xe mà thay vào đó là hình ảnh cánh cò bay lả dập dờn, đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Tiếng gió hòa cùng với tiếng sáo tạo nên một bản nhạc du dương, trầm bổng. Còn gì tuyệt hơn khi được thả diều trên mảnh đất quê hương, cánh diều bay cao, xa mãi chở đầy cả tuổi thơ của em.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Thực hành đọc hiểu: Chiều xuân
Thực hành đọc hiểu: Nhật kí đô thị hóa
Tập làm thơ tám chữ
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ
Tự đánh giá: Nói với con