Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Thực hành đọc hiểu – Cô bé bán diêm ngắn nhất:
Thực hành đọc hiểu – Cô bé bán diêm
1. Chuẩn bị
– Xem lại mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Lưu ý: truyện Cô bé bán diêm được An-dec-xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích
Câu hỏi trang 17 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit xti an An déc-xen ( Hans Christian Andersen)
Tác giả Hans Christian Andersen
– Hans Christian Andersen (2 tháng 4 năm 1805 – 4 tháng 8 năm 1875; tiếng Việt thường viết là Han-xơ Khơ-rít-chiên An-đơ-sân) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.
– Thời thơ ấu, ông có một tình yêu nồng nhiệt đối với văn học. Ông được biết đến vì thuộc làu các vở kịch của Shakespeare và tự trình diễn các vở kịch bằng những con rối gỗ.
– Năm 1816, cha ông qua đời và cậu bé phải tự đi kiếm sống. Ông làm thợ học dệt vải và cả thợ may, sau đó thì vào làm trong nhà máy thuốc lá. Năm 14 tuổi, Andersen chuyển tới Copenhagen tìm việc làm diễn viên trong các nhà hát. Ông có chất giọng cao và đã được kết nạp vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch. Sự nghiệp này kết thúc nhanh chóng khi ông vỡ giọng. Một người bạn đã khuyên ông làm thơ. Từ đó, Andersen chuyển hẳn sang viết văn.
– Năm 1829, nhà hát kịch hoàng gia đã diễn vở nhạc kịch Kjærlighed paa Nicolai Taarn eller Hvad siger Parterret (Tình yêu ở tháp nhà thờ thánh Nicolas) của Andersen. Những năm tiếp theo, ông lại tiếp tục thành công với các vở diễn và câu chuyện của mình. Năm 1831, nhiều tác phẩm tiểu thuyết của ông đã được phát hành.
– Tuy nhiên, sự hấp dẫn của Andersen lại nằm ở thể loại truyện cổ tích. Năm 1835, ông bắt đầu sáng tác truyện kể nhan đề Chuyện kể cho trẻ em tại Ý. Từ đó, hầu như mỗi năm Andersen cho ra đời một truyện. Ấn bản thứ ba của truyện cổ Andersen, được xuất bản năm 1837, đã mang đến nhiều tác phẩm cổ tích nổi tiếng nhất của ông như “Nàng tiên cá”, “Bộ quần áo mới”, “Cô bé bán diêm”
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 17 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Những chi tiết nào cho biết thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?
Trả lời:
– Thời gian xuất hiện của em bé là: Vào buổi tối trong đêm giao thừa
– Địa điểm xuất hiện là: Trong góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào trong chút ít.
Câu hỏi trang 18 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2.
Trả lời:
– Lần 1: Hình ảnh một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng
– Lần 2: Hình ảnh một tấm rèm vải bằng vải màu. Em nhìn thấu tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc – sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé.
– Lần 3: Hình ảnh cây thông Nô – en. Cây này lớn và em trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái
– Lần 4: Hình ảnh bà xuất hiện và bà đang mỉm cười với em.
Câu hỏi trang 19 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh này?
Trả lời:
– Giấc mơ được sống cùng với bà, được thoát khỏi cuộc sống đầy khó khăn, cực nhọc của hiện tại.
Câu hỏi trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Chú ý kết thúc của truyện.
Trả lời:
– Kết thúc truyện là cái chết của em bé vì cái lạnh giá của đêm giao thừa. Nhưng ta lại thấy đôi má hồng mà nụ cười trên môi em khiến cái chết không còn thê thảm, đáng thương mà nó như một điều kì diệu. Em bé tốt bụng đã bay lên trời cao, thoát khỏi những đói rét đau buồn của hiện tại.
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?
Trả lời:
– Thời gian địa điểm diễn ra câu chuyện là :
+ Vào buổi tối trong đêm giao thừa, khi tất cả các gia đình đang quây quần, xum họp đón chờ năm mới.
+ Trong góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào trong chút ít.
– Từ địa điểm, thời gian của em bé ta thấy được cảnh ngộ của em bé thật đáng thương, đáng ra trong ngày giao thừa em phải đang quây quần bên gia đình ấy vậy mà em lại phải đi bán những bao diêm trong lạnh lẽo.
Câu 2 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Trả lời:
Những lần quẹt diêm |
Mộng tưởng |
Hiện thực |
1 |
Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng |
Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút |
2 |
Xuất hiện tấm rèn bằng vài mầu, trong nhà có bàn ăn dọn sẵn, ga trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát địa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay |
Xung quang những bức tường dày đặc và lạnh lẽo |
3 |
Hiện ra một cây thông Noen lớn, trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. |
Chỉ có đầy trời đầy sao |
4 |
Bà em đang mỉm cười với em |
Không hề có bà, vẫn chỉ có mình em trong gió rét |
5 |
Bà nắm lấy tay em cả hai cùng bay lên cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa |
Em bé đã chết vì quá lạnh. |
=> Nhận xét của em về cô bé bán diêm: Bạn nhỏ vô cùng đáng thương và tội nghiệp, nhưng lại rất tốt bụng và nhân hậu. Dù trong hoàn cảnh đáng thương, khổ cực nhưng bạn vẫn không ngừng hi vọng mơ ước tới một cuộc sống đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.
Câu 3 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
Trả lời:
Ý nghĩa: thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của mình với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến người đọc bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.
Câu 4 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa;…).
Trả lời:
* Đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích là:
– Phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta.
– Có một số kiểu nhân vật chính: Nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ/ Nhân vật thông minh/ Nhân vật ngốc nghếch.
– Thường có yếu tố hoang đường kì ảo.
– Thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu
* Một số chi tiết chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích là:
– Câu chuyện phản ánh hiện thực cuộc sống đói nghèo, bất hạnh cơ cực của những em bé đáng thương.
– Em bé bán diêm thuộc kiểu nhân vật bất hạnh.
– Trong chuyện có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo như: Những tưởng tượng của em bé sau 5 lần quẹt diêm, hình ành em bé cùng bà bay về trời.
– Thể hiên khao khát hi vọng của nhân dân về một cuộc sống hạnh phúc, bình yên.
Câu 5 trang 20 SGK Ngữ Văn 6 – tập 2: Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống ? Hãy nêu một việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ bạn ấy.
Trả lời:
– Gợi cho em liên tưởng tới những bạn nhỏ mồ côi cha mẹ, những bạn nhỏ phải đi bán vé số, bán hàng rong, đánh giày trên các hè phố, lề đường.
– Em sẽ giúp các bạn bằng cách cho các bạn đồ dùng học tập, sách, truyện cũ, yêu thương hòa đồng với các bạn.