Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Thạch Sanh hay nhất:
Thạch Sanh
1. Chuẩn bị
– Truyện cổ tích là loại truyện dân gian, thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh, nhân vật ngốc nghếch, người mang lốt vật,… nhằm thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu,…
– Khi đọc truyện cổ tích:
+ Truyện kể về cuộc đời của Thạch Sanh: sự ra đời và lớn lên; sau đó là những thử thách và chiến công của Thạch Sanh; cuối cùng là phơi bày được tội Lí Thông thì cưới công chúa, khiến các quân lính chư hầu lui về nước.
+ Những sự kiện chính trong truyện:
Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh.
Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh.
Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.
Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.
Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.
Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần.
+ Truyện kể về Thạch Sanh – nhân vật nổi bật.
+ Kết thúc truyện, số phận các nhân vật:
Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua.
Mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết rồi hóa kiếp thành bọ hung.
+ Qua diễn biến và kết thúc của truyện, tác giả dân gian muốn:
Thể hiện khát vọng của người dân thông qua hình tượng dũng sĩ – một vị anh hùng ngoài đời thực có thể bảo vệ họ khỏi những nguy hiểm trong cuộc sống.
Phê phán những kẻ xảo quyệt, lợi dụng người khác để chuộc lợi.
Ước mơ về một xã hội công lí được thực hiện.
→ Điều đó có liên quan đến cuộc sống ngày nay con người luôn hướng sự công bằng, về cái thiện, nghĩa tình và yêu chuộng hòa bình.
+ Những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:
Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.
Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.
Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.
Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.
Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.
Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.
Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.
Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.
Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.
+ Tác dụng của những chi tiết trên trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện:
Cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, ước mơ và niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu.
Tăng sức hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn cho câu chuyện.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 19 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh có gì đặc biệt?
Trả lời:
Nguồn gốc xuất thân đặc biệt của Thạch Sanh là thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai xuống trần gian ở gia đình nọ.
Câu hỏi trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tính cách nào của Thạch Sanh được tác giả dân gian tập trung thể hiện trong phần 2? Hãy tìm một từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy.
Trả lời:
– Tính cách của Thạch Sanh được tác giả tập trung thể hiện trong phần 2 là thật thà, dễ tin người.
– Từ được lặp lại hai lần trong phần này để nói về tính cách ấy là:
+ Thạch Sanh thật thà nhận lời đi ngay.
+ Thạch Sanh lại thật thà tin ngay.
Câu hỏi trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thạch Sanh đã có những hành động dũng cảm nào trong phần 3?
Trả lời:
Những hành động dũng cảm Thạch Sanh trong phần 3:
– Thấy đại bàng quắp một cô gái ngang qua túp lều của mình, Thạch Sanh liền dùng cung tên vàng bắn trúng, lần theo vết máu, tìm ra chỗ ở của nó.
– Đến hang quái vật, Thạch Sanh xin xuống hang cứu công chúa, dùng cung tên vàng bắn mù hai mắt, vung búa chặt đứt vuốt sắc, bổ vỡ đôi đầu con quái vật.
– Trong lúc cố tìm lối lên thì phát hiện và giải cứu thái tử con vua Thủy Tề.
Câu hỏi trang 21 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em thử dự đoán khi Thạch Sanh xuống hang, Lý Thông sẽ làm gì?
Trả lời:
Khi Thạch Sanh xuống hang, với tính cách Lý Thông ngay từ đầu, em nghĩ hắn ta sẽ hại Thạch Sanh và cướp công của chàng.
Câu hỏi trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Khi xin cây đàn, Thạch Sanh có biết đó là cây đàn thần không?
Trả lời:
Khi xin cây đàn, Thạch Sanh không hề biết đó là cây đàn thần.
Câu hỏi trang 22 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thạch Sanh đã cư xử với mẹ con Lý Thông như thế nào? Kết cục của mẹ con Lý Thông ra sao?
Trả lời:
– Thạch Sanh đã tha không giết mẹ con Lý Thông.
– Kết cục của mẹ con Lý Thông là đi giữa đường bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.
Câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Thạch Sanh đã làm gì khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ?
Trả lời:
Thạch Sanh đã đánh đàn và sử dụng niêu cơm thần thết đãi khiến cho quân chư hầu không còn nghĩ đến chuyện đánh nhau và phải cúi đầu lạy tạ.
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Theo em, Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch)?
Trả lời:
Thạch Sạch thuộc kiểu nhân vật vật dũng sĩ.
Câu 2 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Truyện cổ tích Thạch Sanh có những sự kiện chính nào? Em thích sự kiện nào nhất?
Trả lời:
– Sự kiện chính trong Thạch Sanh:
+ Sự ra đời kì lạ, lai lịch của Thạch Sanh.
+ Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
+ Đi canh miếu hộ Lý Thông và diệt chằn tinh, bị cướp công.
+ Xuống hang giết đại bàng, cứu công chúa và thái tử bị Lý Thông lừa lấp cửa hang.
+ Hồn đại bàng và chằn tinh báo thù khiến Thạch Sanh bị nhốt vào ngục tối.
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp cho công chúa khỏi bị câm, vạch bộ mặt xấu xa của Lý Thông và giải oan cho bản thân.
+ Thạch Sanh đối đãi với các nước hầu bằng tiếng đàn, niêu cơm thần khiến các nước chư hầu xin hòa.
– Em thích nhất sự ra đời kì lạ của Thạch Sanh vì nó đem đến cảm giác huyền bí, siêu nhiên đối với em. Em cảm nhận ngay từ đầu Thạch Sanh không phải là người bình thường mà là một vị anh hùng dân tộc.
Câu 3 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.
Trả lời:
– Theo em, Thạch Sanh là người nhân hậu, độ lượng, trong sáng, dễ tin lời người khác, sẵn sàng cứu giúp mà không màng hoàn cảnh, sự đền ơn.
– Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy:
+ Thạch Sanh tin lời Lý Thông đi trông canh miếu chằn tinh, đem đầu con yêu quái cho Lý Thông.
+ Thạch Sanh tha không giết mẹ con Lý Thông.
Câu 4 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh?
Trả lời:
– Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện:
+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của hai vợ chồng già tốt bụng.
+ Người vợ mang thai mấy năm mãi mới sinh được một cậu con trai.
+ Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông cho Thạch Sanh.
+ Chằn tinh có nhiều phép lạ, thường ăn thịt người.
+ Chằn tinh hiện nguyên hình là con trăn khổng lồ, khi chết đi để lại bộ cung tên bằng vàng bên mình.
+ Đại bàng là con yêu tinh trên núi, có nhiều phép lạ.
+ Thái tử con vua Thủy Tề mời chàng xuống chơi thủy cung.
+ Tiếng đàn của Thạch Sanh vang lên trong ngục khiến công chúa cười nói vui vẻ trở lại; khiến quân giặc bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì đến chuyện đánh nhau nữa.
+ Niêu cơm của Thạch Sanh bé xíu cứ ăn hết lại đầy.
– Những chi tiết này có tác dụng trong việc khắc họa nhân vật Thạch Sanh:
+ Khẳng định nguồn gốc cao quý, tài năng phi thường của Thạch Sanh
+ Khẳng định sức mạnh chính nghĩa, trừ hại cho dân của Thạch Sanh.
+ Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghĩa – ước mơ, khát vọng công bằng, sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
Câu 5 trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế.” và “Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh.” cho ta nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
Trả lời:
Các chi tiết kết thúc truyện là cách kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng, những người hiền lành, tốt bụng, đấu tranh vì chính nghĩa sẽ được nhận phần thưởng xứng đáng, sống sung sướng, hạnh phúc; còn những kẻ ác tất yếu sẽ bị trừng trị.
Câu 6 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Đoạn thơ sau đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa nào của truyện Thạch Sanh?
Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ăn người trồng?
(Truyện thơ Nôm Thạch Sanh)
Trả lời:
Đoạn thơ trên đã nhấn mạnh thêm ý nghĩa truyện Thạch Sanh: Đó là tiếng kêu than đòi công lí của nạn nhân oan uổng; tiếng đàn phô bày sự thật, tố cáo kẻ gian xảo, cướp công, gây tội ác; tiếng đàn bênh vực người hiền lành có công. Tiếng đàn càng tô đậm ước muốn một xã hội công bằng, nơi công lí được thực hiện, ở hiền gặp lành còn ác giả ác bảo.