Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 89 – 90 ngắn nhất:
Kiến thức ngữ văn trang 89 – 90
1. Văn bản thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả .
Văn bản thuật lại một sự kiện trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân- kết quả thường bao gồm ba thông tin chính: nguyên nhân- diễn biến- kết quả, nhằm trả lời bacâu hỏi lớn: Vì sao lại xảy ra sự việc ấy?, Sự việc ấy diễn ra thế nào?, Kết quả ra sao?.
2. Biên bản
Biên bản là bản ghi lại những gì thực tế đã và đang xảy ra (về một sự việc cần ghi nhớ hoặc cần xử Ií) để làm chứng cứ, làm căn cứ; hoặc là bản ghi lại tiến trình, nội dung, kết quả thảo luận (của một vụ việc, cuộc họp, hội nghị).
3. Dấu ngoặc kép
Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại; đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu. Bài học này đề cập đến một công dụng khác của dấu ngoặc kép: đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường. Ví dụ: Lũ trẻ trong xóm thi nhau đi “đúc” dế,… đem về cho chọi nhau với tôi. (Tô Hoài)
4. Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.
– Sử dụng từ ngữ phù hợp với đề tài của văn bản (về văn hoá, giáo dục hoặc thể thao, kinh tế, môi trường….); phù hợp với tính chất của loại văn bản (vân bản hành chính phải sử dụng từ ngữ trang trọng; thư tử sử dụng từ ngữ thân mật, phù hợp với quan hệ giữa người viết và người đọc; vàn bản giải trí sử đụng từ ngữ vui tươi, giàu hình ảnh, ); phù hợp với bạn đọc (người già hay trẻ, người hâm mộ thể thao hay người quan tâm đến các vấn đề xã hội).
– Đặt câu phù hợp với tính chất của loại văn bản. Ví dụ: Văn bản hành chính, thư từ có những quy ước về cách viết; văn bản truyện dân gian thường mở đầu bằng những câu giới thiệu sự tồn tại của đối tượng, kiểu: Ngày xửa ngày xưa có _ Việc lựa chọn cấu trúc câu cũng cần phù hợp với ngữ cảnh (tức là phù hợp với những câu đứng trước và đứng sau) để tạo thành mội mạch văn thống nhất, đồng thời không lặp cấu trúc, gây nhàm chán.