Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 99 hay nhất:
Thực hành tiếng Việt trang 99
* Biện pháp tu từ
Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Những từ in đậm sử dụng phép hoán dụ, chúng có nghĩa là:
a. “nhắm mắt xuôi tay”: ý nói đến cái chết.
b. “mái nhà tranh, đồng lúa chín” : thay thế cho quê hương, làng mạc, ruộng đồng nói chung.
c. “áo cơm cửa nhà” : nói đến của cải vật chất, những thứ tốt đẹp mà người tốt, hiền lành xứng đáng được hưởng.
Câu 2 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Các biện pháp tu từ được sử dụng là:
a. So sánh : ví khoảng cách giữa “Đời cha ông với đời tôi” cũng xa như “con sông với chân trời”
→ Tác dụng: Diễn tả ý từ xưa đến nay, từ thế hệ cha ông đến thế hệ chúng ta, từ quá khứ đến hiện tại là một khoảng cách xa vời vợi. Thế nhưng khoảng cách đó đã được nối liền bởi các truyện cổ dân gian; “đời cha ông với đời tôi” tưởng rất xa mà lại hóa rất gần.
b. Nhân hóa : qua các từ ngữ “chống lại”, “xung phong”
→ Tác dụng: Tăng tính gợi hình, gợi cảm, làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn đồng thời nhấn mạnh tác dụng và phẩm chất cao quý của cây tre: tre cũng có những hành động và đức tính giống như con người.
* Nghĩa của từ ngữ
Câu 3 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Câu thơ: “Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” gợi liên tưởng đến thành ngữ: “Đẽo cày giữa đường”.
– Nghĩa của thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” là: Những người không độc lập, không có chính kiến riêng, luôn bị tác động và thay đổi theo ý kiến người khác thì làm việc gì cũng không đạt được kết quả.
Câu 4 (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1 – Kết nối tri thức với cuộc sống):
– Nghĩa của thành ngữ “Tre già măng mọc” là: nói đến sự nối tiếp giữa các thế hệ, thế hệ trước già đi sẽ có thế hệ sau thay thế; thế hệ trước sẽ truyền lại những kinh nghiệm, tri thức, phẩm chất,… đáng quý cho thế hệ sau.