Giải SBT Lịch sử lớp 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Câu 1 trang 46 SBT Lịch Sử 7: Ở Chăm-pa khi Vương triều In-đờ-ra-pu-ra bị suy yếu và khủng hoảng (cuối thế kỉ X), vương triều nào sau đây đã thay thể?
A. Chân Lạp.
B. Phù Nam.
C. Văn Lang.
D. Vi-giay-a.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu 2 trang 46 SBT Lịch Sử 7: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, vùng Thuỷ Chân Lạp ở trong tình trạng nào sau đây?
A. Cư dân đông đúc, là vùng đất trọng tâm của Chân Lạp.
B. Cư dân ít, gần như không có sự quản lý của triều đình Chân Lạp.
C. Là vùng đất không có cư dân, hầu hết lãnh thổ là rừng rậm.
D. Là vùng đất bị bao phủ toàn bộ bởi nước biển.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 3 trang 46 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình chính trị Chăm-pa từ nửa sau thế kỉ XIII đến giữa thế kỉ XIV?
A. Bước vào giai đoạn ổn định.
B. Khủng hoảng sâu sắc, toàn diện.
C. Trải qua nhiều thăng trầm.
D. Bị Chân Lạp xâm lược, cai trị.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 4 trang 46 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về tình hình kinh tế của Chăm-pa?
A. Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo.
B. Người dân chỉ sản xuất nông nghiệp.
C. Có nhiều nghề thủ công truyền thống.
D. Hoạt động thương nghiệp rất phát triển.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu 5 trang 47 SBT Lịch Sử 7: Kiến trúc nổi bật của người Chăm và người Khơ-me là
A. chịu ảnh hưởng của Hồi giáo.
B. nhà sàn làm bằng sắt.
C. đền tháp xây bằng gạch.
D. đền tháp xây bằng đất sét.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 6 trang 47 SBT Lịch Sử 7: Trong quá trình phát triển từ thế kỉ X đến thế kỉ XVI, người Chăm và người Khơ-me chịu nhiều ảnh hưởng của các tôn giáo nào sau đây?
A. Phật giáo và Hin-đu giáo.
B. Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.
C. Hồi giáo và Giai-na giáo.
D. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu 7 trang 47 SBT Lịch Sử 7: Nêu những nét chính về văn hoá Chăm-pa (thế kỉ X thế kỉ XVI)
Lời giải:
– Những nét chính về văn hoá Chăm-pa:
+ Về chữ viết: người dân dùng chữ Phạn và chữ Chăm.
+ Về tôn giáo: Hin-đu giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo phai nhạt dần; từ thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa.
+ Kiến trúc đền tháp phát triển mạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hoá Ấn Độ.
+ Nghệ thuật ca múa rất đa dạng, phong phú,…
Câu 8 trang 47 SBT Lịch Sử 7: Quan sát hình 21 và dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy giới thiệu ngắn gọn vể di tích Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) theo các gợi ý: Được xây dựng vào thời gian nào? Đặc điểm nổi bật và giá trị của công trình là gì?
Lời giải:
– Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) được xây dựng vào khoảng thế kỉ X, là một quần thể gồm nhiều di tích.
– Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu, đồng thời là một trong những biểu tượng văn hoá tiêu biểu của người Chăm, phản ánh ảnh hưởng của Hin-đu giáo trong đời sống tinh thần của cư dân Chăm-pa.
– Năm 1999, UNESCO đã ghi danh Thánh địa Mỹ Sơn là Di sản Văn hoá Thế giới.
Câu 9 trang 47 SBT Lịch Sử 7: Hãy nối ổ ở cột A với ô ở cột B sao cho đúng về vùng đất Nam Bộ (từ thể kỉ X đến đầu thế kỉ XVI).
Lời giải:
Ghép nối:
1 – A |
2 – B, E |
3 – C, D |
Bài giảng Lịch sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI – Cánh diều
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)
Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI