Giải Chuyên đề Hóa học 11 Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón
Mở đầu trang 5 Chuyên đề Hóa học 11: Vai trò của phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng đã được đúc kết dựa trên kinh nghiệm của người nông dân bằng câu ca dao: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Em đã sử dụng hoặc biết những loại phân bón nào?
Lời giải:
Một số loại phân bón em đã biết và sử dụng: phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp NPK, phân bón hữu cơ.
I. Giới thiệu về phân bón
Câu hỏi 1 trang 7 Chuyên đề Hóa học 11: Phân bón có vai trò gì đối với đất và cây trồng?
Lời giải:
Vai trò của phân bón với đất và cây trồng:
– Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu các loại sâu bệnh cho cây, cải thiện khả năng giữ nước của cây và tăng độ sâu của rễ…
– Việc sử dụng phân bón hợp lí chính là điều khiển vòng tuần hoàn chất dinh dưỡng trong đất và cải thiện dinh dưỡng của cây trồng.
Câu hỏi 2 trang 7 Chuyên đề Hóa học 11: Nguyên tố nào sau đây không phải là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng?
A. Nitrogen.
B. Platinium.
C. Phosphorus.
D. Kali.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Platinium không phải là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.
Hoạt động trang 7 Chuyên đề Hóa học 11: Tìm hiểu một vài loại phân bón phổ biến thường được sử dụng ở Việt Nam. Các loại phân bón này cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nào cho cây trồng và được bón vào thời kì phát triển nào của cây?
Lời giải:
Một số phân bón thông dụng ở Việt Nam:
– Phân đạm: cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nitrogen ở dạng ammonium (NH4+); nitrate (NO3–). Phân đạm được bón cho cây vào các giai đoạn sau: cây mới trồng đã ra lá (bón lượng vừa phải) và khi cây đang sinh trưởng (bón lượng nhiều hơn, chia thành nhiều lần).
– Phân lân: cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng chính là phosphorus dưới dạng ion phosphate (PO43-). Phân lân được bón lót cho cây (giai đoạn ươm, ruộng mạ, khi cây mới trồng …).
– Phân kali: cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng potassium (kali, K). Phân kali được bón cho cây trước thời điểm thu hoạch (khoảng 1 – 2 tháng).
Ngoài ra còn có:
– Phân hỗn hợp NPK cung cấp cả 3 nguyên tố: N, P, K cho cây trồng, được chế biến phù hợp với từng loại đất, từng thời kì bón phân, từng loại cây trồng.
– Phân bón hữu cơ là loại phân bón có các hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Phân bón hữu cơ thường được bón trước khi trồng cây khoảng 15 ngày.
Hoạt động 1 trang 8 Chuyên đề Hóa học 11: Hãy tìm hiểu về một loại cây được trồng phổ biến ở địa phương em và cho biết:
a) Các giai đoạn phát triển của cây từ giai đoạn gieo hạt đến khi thu hoạch.
b) Nhu cầu về các loại phân bón cho từng giai đoạn phát triển của cây để đảm bảo năng suất cao.
Lời giải:
Loại cây trồng phổ biến ở địa phương em: cây lúa nước.
a) Các giai đoạn phát triển của cây từ giai đoạn gieo hạt đến khi thu hoạch:
– Giai đoạn sinh trưởng và phát triển (gồm: hạt nảy mầm, cây đẻ nhánh, phát triển lóng thân, phân hoá hoa).
– Giai đoạn ra hoa (gồm: trổ bông, nở hoa, thụ phấn).
– Giai đoạn phát triển quả (gồm: hạt chín sữa, hạt chín sáp, hạt chín hoàn toàn).
b) Nhu cầu về các loại phân bón cho từng giai đoạn phát triển của cây để đảm bảo năng suất cao.
– Giai đoạn sinh trưởng và phát triển: sử dụng phân đạm, phân lân.
– Giai đoạn ra hoa: sử dụng phân đạm, phân lân.
– Giai đoạn phát triển quả: sử dụng phân kali.
Hoạt động 2 trang 8 Chuyên đề Hóa học 11: Hãy quan sát một số nhãn trên vỏ bao bì đựng phân bón và cho biết thành phần các chất có trong phân bón này. Tìm hiểu và cho biết phân bón này được sử dụng như thế nào đối với cây trồng đặc thù ở địa phương em.
Lời giải:
Một số nhãn trên vỏ bao bì đựng phân bón:
Hình a: phân đạm, cung cấp nguyên tố dinh dưỡng nitrogen (độ dinh dưỡng 46,3%). Sử dụng cho giai đoạn sinh trưởng và phát triển cho cây.
Hình b: phân kali, cung cấp nguyên tố dinh dưỡng potassium hay kali (độ dinh dưỡng 61%). Sử dụng cho giai đoạn tạo quả, hạt.
Hình c: phân lân, cung cấp nguyên tố dinh dưỡng phosphorus (độ dinh dưỡng 3,2-5,2%). Sử dụng cho giai đoạn cây đẻ nhánh, nẩy chồi, ra hoa. Ngoài ra, trong phân lân Ca (26 – 30%), MgO (4 – 6%), SiO2 ( 31 – 38%), các nguyên tố vi lượng B, Zn, Mn, Cu … nhằm bổ sung những nguyên tố trung và vi lượng để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Đặc biệt, trong phân bón người ta còn cho thêm các chất độn, phụ gia nhằm bảo quản phân bón trong thời gian nhất định và tạo ra phân bón theo hình dạng mong muốn.
II. Một số phân bón thông dụng ở Việt Nam
Câu hỏi 3 trang 9 Chuyên đề Hóa học 11: Ở Việt Nam có một số phân bón NPK sau: NPK 30-10-10, NPK 20-20-15, …. Hãy cho biết ý nghĩa của các con số này.
Lời giải:
Các con số này cho biết độ dinh dưỡng của phân bón hay cho biết phần trăm về khối lượng của N, P2O5 và K2O.
Cụ thể:
NPK 30-10-10: cho biết 30% N, 10% P2O5, 10% K2O.
NPK 20-20-15: cho biết 20% N, 15% P2O5, 15% K2O.
Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Hóa Học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón
Bài 2: Phân bón vô cơ
Bài 3: Phân bón hữu cơ
Bài 4: Tách tinh dầu từ các nguồn thảo mộc tự nhiên
Bài 5: Chuyển hoá chất béo thành xà phòng
Xem thêm các bài giải Chuyên đề học tập Hóa học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 1: Phân bón
Chuyên đề 2: Trải nghiệm, thực hành hoá học hữu cơ
Chuyên đề 3: Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ