Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 5 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 15 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Luyện tập: Hidrocacbon thơm có đáp án – Hóa học lớp 11:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 11
Bài giảng Hóa học 11 Bài 36: Luyện tập: Hidrocacbon thơm
Trắc nghiệm Luyện tập: Hidrocacbon thơm có đáp án – Hóa học lớp 11
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của benzen thu được 9,68 gam CO2. Vậy công thức của 2 aren là:
A. C7H8 và C8H10
B. C8H10 và C9H12
C. C9H12 và C10H14
D. C6H6 và C7H8
Đáp án:
Gọi CT trung bình của X là: CnH2n-6 (ntb)
nCO2 = ntb. nX = 0,22 mol
0,22/ntb = nX ⇒ mX = (0,22/ntb) . (14ntb – 6) = 2,9 ⇒ ntb = 7,33 => C7H8 và C8H10
Bài 2: Cho các nhóm thế sau: -CH3; -NH2; -OH; -NO2; -COOH; -C2H5. Những nhóm thể đẩy electron vào vòng benzen là:
A. 5 B. 3
C. 6 D. 4
Đáp án: D
Nhóm đẩy e: gồm nhóm ankyl, -OH, -NH2, -OCH3,..⇒ -CH3, -NH2, -OH, -C2H5
Bài 3: Cho sơ đồ sau:
benzen –+HNO3(1:1)/H2SO4 dac, to→ A1 –+Br2(1:1)/Fe, to→ A2.
Hãy cho biết A2 có tên gọi là gì?
A. 1-brom-4-nitrobenzen B. m-brom nitro benzen
C. 1-nitro-3-brom benzen D. p-brom nitro benzen
Đáp án: B
A1 là nitro benzen, -NO2 là nhóm hút e ⇒ ưu tiên thế vị trí meta
Bài 4: Cho 39 gam benzen vào 100 gam HNO3 63% sau đó thêm axit H2SO4 đặc vào và đun nóng. Tính khối lượng nitrobenzen thu được nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80%.
A. 61,5 gam B. 49,2 gam
C. 98,4 gam D. 123 gam
Đáp án: B
nC6H6 = 0,5 mol; nHNO3 = 01 mol
⇒ nC6H5NO2 = nHNO3 = 0,5 ⇒ mC6H5NO2 = 0,5. 123. 80% = 49,2g
Bài 5: Xét một số nhóm thế trên vòng benzen: -CH3; -NH3Cl; -OCH3; -NO2; -COOH; -Cl và -SO3H. Hãy cho biết trong số này có bao nhiêu nhóm định thế vòng benzen ở vị trí meta?
A. 6 B. 5
C. 4 D. 3
Đáp án: C
Thế vòng benzen ở vị trí meta ⇒ nhóm thế là nhóm hút e: -OCH3; -NO2; -COOH; -Cl
Bài 6: Hiđrocacbon X có tỉ khối đối với không khí xấp xỉ 3,173. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu nước brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4. X là
A.benzen B. etylbenzen C. toluen D. stiren.
Đáp án: C
MX = 3,173.29 = 92 (C7H8)
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn Hiđrocacbon X, thu đuộc CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ tương ứng 2 : 1. Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°) : 1 mol X tác dụng được tối đa 1 mol Br2. Công thức của X là.
A.C2H2 B. C4H4 C. C6H6 D. C8H8
Đáp án: D
Bài 8: Hoá chất nào sau đây được sử dụng để phân biệt các chất lỏng sau: benzen, toluen và stiren?
A. dung dịch KMnO4 B. dung dịch AgNO3/NH3
C. dung dịch Br2 D. khí H2/ xúc tác Ni
Đáp án: A
Sử dụng dung dịch KMnO4, chất nào làm mất màu ngay ở nhiệt độ thường là stiren (có liên kết đôi ở nhánh, nên giống như một anken); chất nào làm mất màu khi đung nóng là toluen. Còn lại không hiện tượng là benzen.
Bài 9: Người ta điều chế polistiren theo sơ đồ sau:
benzen –+C2H4, H+→ etylbenzen –-H2→ stiren → polistiren. Tính khối lượng benzen cần lấy để có thể điều chế được 104 gam polistiren. Biết hiệu suất chung của quá trình điều chế đạt 60%.
A. 130 gam B. 120 gam
C. 140 gam D. 150 gam
Đáp án: A
nC6H6 –H = 60%→ nC8H8
78g → 104g
104. (78/104) : 60% = 130g ← H = 60%– 104g
Bài 10: Toluen tác dụng với dung dịch KMnO4 khi đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ là
A. C6H5OK. B. C6H5CH2OH.
C. C6H5CHO. D. C6H5COOK.
Đáp án: D
Bài 11: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. X là chất nào sau đây?
A.benzen B. etilen C. propen D. stiren.
Đáp án: A
Bài 12: Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỷ lệ mol 1 : 1 (có một bột sắt) là
A. Benzybromua. B. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
C. p-bromtoluen và m-bromtoluen. D. o-bromtoluen và m-bromtoluen.
Đáp án: B
Bài 13: Cho các chất axetilen, vinyl axetilen , stiren, toluen, hexan, benzen. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với brom là:
A.3 B. 4 C. 5 D. 2.
Đáp án: A
Bài 14: Để phân biệt toluen, benzen, stiren chỉ cần dùng dung dịch
A.NaOH B. HCl C. Br2 D. KMnO4
Đáp án: D
Bài 15: Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 90,566%. Số đồng phân cấu tạp của X là:
A.2 B. 3 C. 4 D. 5
Đáp án: C